1. Trong truyền thuyết, Sơn Tinh Thủy Tinh, dù mỗi người có một thế mạnh không thể so sánh và phân hạng cao thấp nhưng Sơn Tinh lấy được Mỵ Nương Công chúa, Thủy Tinh là nhân vật phản diện.

Biển trong truyền thuyết không phải là biển xanh cát trắng, cá ngừ, cá heo, tôm hùm, sao biển mà là ba ba thuồng luồng. Đó là truyền thuyết nhưng lại phản ánh một thực tế suốt chiều dài lịch sử Việt Nam: Thủy quân thời lịch sử phong kiến, Hải quân thời chống Pháp và chống Mỹ – đô thị biển thời bình đều chưa bao giờ được coi là thế mạnh trong công cuộc xây dựng đất nước. Trận Bạch Đằng Giang hào hùng, Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại, Thương cảng Hội An sầm uất bậc nhất Đông Nam Á ở thế kỷ 15-16, Cảng Hải Phòng nổi danh (dù được sinh ra bởi người Pháp) là những chấm sáng chói trong trang sử Việt Nam nhưng lại không đủ để tạo thành thế mạnh trên biển của dân tộc. Phải chăng Biển quá hung dữ, bất ổn và ẩn chứa nhiều bí ẩn? Hay do mối thiện cảm với Sơn Tinh, ác cảm với Thủy Tinh từ tuổi thơ nên chúng ta tập trung tất cả sức lực để san rừng bạt núi tiến về phía Tây thay vì hướng Đông? 50 người lên rừng và 50 người xuống biển trong truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ chưa bao giờ tạo ra thế cân bằng cho Việt Nam, thậm chí luôn nghiêng về địa chính, đó không chỉ là một sự đánh giá, mà là một mối lo, điều tiếc nuối và nhu cầu thay đổi.

Sự tích Sơn Tinh Thủy Tinh

2. Bán Đảo Đông Dương. Cùng với Lào và Campuchia, Việt Nam vươn ra Biển và tạo thành cái tên Bán đảo Đông Dương. Những có lẽ cái tên Bán đảo đã từ lâu bị lãng quên và thay thế bằng cụm từ Asean, nên chúng ta đã vô tình quên mất vị trí và địa thế của mình: Chúng ta nằm trên bán đảo – một phần nhô ra biển như một hòn đảo – và dải đất hình Chữ S với hơn 3.260 km đường ven biển chính là Việt Nam, không tính muôn vàn hải đảo, các đường ven vịnh, đầm phá… “Tam Sơn – Tứ Hải – Nhất Điền” – có lẽ, nhiều Quốc gia ao ước chỉ cần có được một đoạn ven biển nho nhỏ của Việt Nam thôi là có thể mở cánh cửa ra với cả thế giới và sự thịnh vượng rồi.

Thế giới thông thương, lịch sử thế giới được viết lên bởi những mối liên kết dọc ngang qua Đại dương. Châu Mỹ được khám phá bởi những cuộc thám hiểm trên biển, các vùng đất mới được Châu Âu khai thác thông qua đường biển. Các trung tâm văn hóa của các Đế chế cổ đại cũng nằm ven biển, Các trung tâm tài chính của Thế giới hiện đại cũng nằm ven biển, và tiếp theo, ngày hôm nay, “Học thuyết Biển” của nước Nga, “Chiến lược Biển” của Mỹ, Nhật, “Một vành đai – một con đường” của Trung Quốc – tất cả các cường quốc đều đã, đang và sẽ rất hướng ra biển, được chuẩn bị và triển khai một cách bài bản và chu đáo một cách đáng kinh ngạc. Vua Hùng thứ 18 không biết chọn Sơn Tinh hay Thủy Tinh nên phải hẹn ai đến sớm thì được; Chúng ta của thế kỷ 20 và 21 cũng đã chọn cho mình – chỗ nào gần, dễ và ít tốn công thì chúng ta làm – Tất cả các Đô thị đều được hình thành dọc theo trục lộ, vì thế nó cứ dài mãi, đi mãi, uốn lượn, không có chiến lược hình thành trung tâm. Rồi chúng ta mải mê đi xây dựng các Khu chế xuất để kêu gọi đầu tư nhà máy, rồi phần lớn thế hệ trẻ trở thành công nhân, tìm cách tăng năng suất nông nghiệp ở hai vùng Đồng bằng, hài lòng với ăn ngon mặc đẹp ở những đô thị có Voi chín ngà, gà chín cựa và thờ ơ với cả triệu km2 của Thủy Tinh ngoài khơi xa, vui mừng có cá khi trời yên biển lặng, than thở và cầu khấn khi biển động sóng cồn… Nghề cá và làng chài là điển hình của cuộc sống “có thì ăn không có thì nhịn”, đất ven biển là nơi ở của người nghèo khi không có tiền mua đất mặt lộ (!). Trong suốt hàng chục năm sau giải phóng, chúng ta chỉ biết đến biển khi đi nghỉ mát: Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Vinh), Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang, Vũng Tàu… Tất cả các đô thị cho dù là Đô thị Biển thì cũng chỉ được phát triển tập trung dọc theo các tuyến đường bộ (!), cho dù đó là Đô thị – cảng thị như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quy Nhơn; hay đô Thị biển với tiềm năng khai thác Dầu khí như Vũng Tàu, Quảng Ngãi, hay đô thị biển với ưu đãi cảnh quan như Thanh Hóa, Vinh, Huế, Nha Trang, Phan Thiết. Chiến lược Biển của Việt Nam ra đời năm 2007 và chúng ta quen dẫn với cụm từ “Biển đảo”, “Tiến ra Biển Đông”,… nhưng khó có thể nhận ra một Chiến lược Biển thật rõ ràng và cụ thể cho các đô Thị biển trọng điểm. Sự rõ ràng nhất có thể thấy là sự phát triển về du lịch khai thác các bãi biển đẹp của Việt Nam bằng những dự án nghỉ dưỡng ngàn chiếc như một suốt dọc chiều dài đất nước, và cũng theo một nguyên tắc bất di bất dịch là chỗ nào dễ, ít tốn công thì làm, và cách làm cũng nhanh-ngon-bổ-rẻ: San phẳng, chia lô, làm đường và xoa tay đứng dậy.

3. Bất động sản nghỉ dưỡng là cụm từ hot nhất trong hơn 10 năm trở lại đây, với những căn biệt thự triệu đô, những khu nghỉ dưỡng sang trọng và đẳng cấp, nằm trên những bờ biển đẹp nhất hành tinh,… Tất cả đã kéo theo một trào lưu khai thác đất ven biển một cách ào ạt và lãng phí, hoàn toàn không xét đến các tiềm năng lâu dài và to lớn khác, không phân vùng phát triển và quy hoạch, không xem xét đến sự cộng sinh của các vùng, tổ chức đa dạng không gian và chức năng, đa dạng về nguồn thu và sức bật kinh tế mà thay vào đó lại là sự cạnh tranh nội địa trực tiếp khi mô hình các dự án đều giống nhau: Đất nền biệt thự nằm sát biển, một khối nhà khách sạn nho nhỏ nằm ở phía sau, ở đâu cũng bể bơi vô cực, bến du thuyền và sân golf, ở đâu cũng đẳng cấp và tuyệt tác (!) Việc phát triển kinh tế đơn cực trên nền quỹ đất có giá trị nhất cho chúng ta một miếng bánh thơm và ngon ngay lập tức. Nhưng liệu đó có phải là Chiến lược Biển để biến một Quốc gia như Việt Nam trở thành một Cường quốc biển?

4. Đô thị Biển – Trung tâm kinh tế và du lịch. Tất cả các Cường quốc đều có Đô thị Biển là trung tâm kinh tế bên cạnh một Thủ đô là trung tâm hành chính. Với Việt Nam, Hải Phòng đã từng được người Pháp lên kế hoạch phát triển là “Thủ đô kinh tế của Đông Dương”, Đà Nẵng chính là cửa ngõ mà Người Pháp đến với “Đàng Trong” Việt Nam và cũng đã là cửa ngõ giao thương của Nhà Nguyễn để từ đó có sức mạnh đối lại Tây Sơn. New York không có bãi biển đẹp nhưng có Manhattan là trung tâm thế giới; Hong Kong không có bãi biển đẹp nhưng là trung tâm tài chính của Châu Á; Thẩm Quyến bất lợi khi nằm ngay bên cạnh Hong Kong, nhưng vẫn trở thành Trung tâm kinh tế của Trung Quốc, Singapore không có bãi cát trắng, không có tiềm năng dầu khí nhưng vẫn là Trung tâm tài chính của khu vực. Một điều đặc biệt hơn nữa là các Đô thị này lại luôn là những điểm du lịch “hot” nhất và mang lại nguồn thu nhiều nhất. Sức hấp dẫn ở đây không bắt nguồn từ du lịch, mà bắt nguồn từ những chiến lược phát triển đô thị dựa trên những dự án và công trình đặc biệt ở những vị trí đặc biệt. Chắc chắn Manhattan, Hong Kong, Thẩm Quyến hay Singapore không ào ạt xây dựng các khu biệt thự triệu đô ven biển hay lấy hết quỹ đất giá trị nhất để làm du lịch mà làm các trung tâm thương mại, tài chính dịch vụ vận tải, hàng hải, căn hộ cao cấp với mật độ dày đặc, các công trình cao tầng để tối đa hóa không gian, chứa đựng nhiều tiện ích đan xen và thuận tiện… tạo ra nền tầng hạ tầng để đẩy mạnh hệ thống cảng biển và thương mại biển. Những chức năng cốt lõi này sẽ tạo ra nhu cầu về ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí, ở và du lịch. Các trung tâm này luôn chiếm những vị trí giá trị nhất, có nghĩa là ven biển thay vì lùi vào trong đất liền như Việt Nam và vì thế, bản thân các Trung tâm này đã trở thành những điểm đến du lịch xuất sắc. Chúng ta trầm trồ vì Manhattan có những tòa nhà cao tầng san sát, phố xá bàn cờ ngang dọc rất lý trí nhưng lại đầy cám dỗ với nét đô thị không trộn lẫn của Công viên trung tâm và các khu văn hóa luôn mở ra mặt nước, Hong Kong thực sự là một kiệt tác Kiến trúc và Quy hoạch của Con người với các tòa nhà chen chân trên vách núi, chạm tay vào biển cả, phố xá uốn lượn đan xen vào nhau tưởng chừng như không thể. Singapore chẳng có ưu đãi gì của thiên nhiên, địa hình buồn tẻ, tự nhiên thiếu hấp dẫn, vậy mà đã tự biến những điều này trở thành ưu điểm khi tìm cho mình một hướng đi với các công trình cao tầng, các khu cộng cộng, các giải pháp kiến trúc có khả năng bù đắp lại các khiếm khuyết này. Dubai cũng là một ví dụ điển hình của việc lấy Kiến trúc và Đô thị làm sức hấp dẫn để từ đó tạo ra một trung tâm tài chính, một đô thị cho cộng đồng dân cư toàn cầu từ một sa mạc.

Ví dụ về một Nhịp điệu không gian của Đô thị ven biển
TP Đà Nẵng về đêm

Hầu hết các đô thị cảng biển trên thế giới đều có địa hình tương tự nhau và đều phát triển hướng biển, khai thác hết tất cả các tiềm năng mà một quỹ đất ven biển có thể mang lại. Đô thị biển của Việt Nam ngược lại luôn phát triển không hướng biển. Có lẽ do việc chỉ có khả năng tập trung phát triển kinh tế địa chính thay vì hải chính và có vẻ như cội nguồn nằm ở đây: Đã từ lâu, chúng ta có một logic là càng gần biển, gần sông thì công trình càng thấp. Logic này “có lý” đến mức không ai phản bác nên nếu chú ý, có thể thấy, các khu đất ven sông, hay ven biển luôn là những khu đất bỏ hoang hay thưa thớt người ở, và được coi là vùng ven. Cho dù là Hà Nội hay Sài Gòn, Hải Phòng hay Đà Nẵng thì đều là vậy. Vì thế, một điều tất yếu xảy ra là: Trung tâm sẽ nằm ở xa mặt nước, vì một khu trung tâm không thể thấp tầng và mật độ thấp được. Nghịch lý nằm ở đây. Người Pháp và Người Mỹ với tính cách ưa mạo hiểm và khám phá đã đẩy Hà Nội, Sài Gòn ra sát mép nước, đặt trung tâm Hải Phòng và Đà Nẵng gần biển. Tuy vậy sau này, Việt Nam hiện đại phát triển hướng địa và không có tạo ra được bất kỳ một đô thị biển nào hấp dẫn. Chúng ta đi Nha Trang để tắm biển, Vịnh Vân Phong và Cam Ranh chỉ được biết qua chiến tranh. Đồ Sơn là thiên đường nhà nghỉ và chốn ăn chơi tỉnh lẻ. Hải Phòng nổi danh giang hồ đất cảng. Các đô thị này không chỉ đánh mất đi các cơ hội kinh tế mà còn không khai thác hết tiềm năng du lịch – Vì những gì tốt nhất, nhiều tiềm năng nhất ở ven biển lại chỉ được khai thác để phục vụ các kỳ nghỉ mát do Nhà nước chi trả thời trước Đổi mới, phát triển tự phát và cá thể sau đổi mới và khai thác cạn kiệt một cách lãng phí và thiếu tầm nhìn dài hạn trong những năm gần đây bằng các dự án Biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố thấp tầng và các tòa khách sạn tùy theo năng lực chủ đầu tư mà cao thấp khác nhau (Thật tiếc khi không ai hình dung Hội An chính là một hình ảnh thu nhỏ của các đô thị biển hàng thế kỷ trước với khu trung tâm nằm bên mép nước – nhà cửa san sát, sầm uất nối hai bờ). Việt Nam không thiếu đô thị biển và đô thị cảng Biển, thậm chí ở những vị trí rất hiểm yếu và phong thủy tốt nhưng cần có những chiến lược riêng cho các đô thị này cả về kinh tế, xã hội và quy hoạch xây dựng thì mới tạo nên một thế mạnh Quốc gia.

5. Đà Nẵng được người Pháp QH nằm ngay giáp biển (Tourane trên bản đồ), nhưng Đà Nẵng sau này phát triển về hướng Nam, lùi dần vào trong đất liền. Cũng như các đô thị ven sông khác, Đà Nẵng phát triển ở bờ Tây, bờ Đông Sông Hàn mãi sau này mới được phát triển nhưng lại hướng về phía Tây thay vì phía Đông. Cũng theo một trào lưu, những năm gần đây, Đà Nẵng tăng cường khai thác tiềm năng du lịch mà bỏ quên tiềm năng kinh tế biển. Sự bỏ quên này không phải là không tập trung đầu tư vào phát triển cảng biển mà là sự phát triển và quy hoạch đô thị không hướng đến phục vụ cho một thương cảng quy mô quốc tế, điểm chuyên chở hàng hóa và tàu bè cỡ lớn, một “Thủ đô kinh tế” của miền Trung Việt Nam. Có lẽ nỗi sợ Thủy Tinh và không có khả năng chế ngự cơn cuồng nộ của biển cả đã gắn chặt vào suy nghĩ của Người Việt nên Đà Nẵng cũng chỉ là một Đô thị thiên về ven sông, với các khu nhà thấp nhỏ, nằm quanh quẩn trong đất liền. Sau thời kỳ đổi mới, đôi bờ Sông Hàn được nối lại nhưng cũng chỉ để thành phố phát triển theo chiều rộng – một hình thức giãn dân của quá trình đô thị hóa Việt Nam – giải pháp đơn giản: Lấy ruộng vườn để xây nhà ở, vì thế cũng như các đô thị khác, Đà Nẵng phình ra theo chiều ngang, mà không có chiều sâu. Đà Nẵng có khu trung tâm hành chính mà bỏ quên trung tâm tài chính. Không ai biết cảng biển Đà Nẵng là thế nào, chỉ rất hiếm khi chúng ta được biết có một tàu chiến cặp bến, hoặc một tàu du lịch dừng chân. Cầu Rồng và Lễ hội pháo hoa chỉ có tác dụng selfie ngắn ngủi mà không mang lại lợi ích kinh tế. Đà Nẵng thực sự cần một trung tâm có sức công phá cả về chất lẫn về lượng.

Coastal Town

6. Sự khác biệt rõ nét nhất và làm nên nét đặc trưng của Đô thị Biển không phải là Bãi tắm mà là không gian đô thị ven biển.
Nếu chỉ có bãi biển và phong cảnh đẹp, thì nên là các đô thị du lịch, với dân số và quy mô đô thị vừa phải, thiên về các khu nghỉ dưỡng thấp tầng, đan xen các vùng cảnh quan tự nhiên bảo tồn, lõi trung tâm có thể đặc hơn, cao hơn chứ không nên rộng ra. Khi đó, sự đan xen của đô thị và cảnh quan sẽ tạo ra sức hấp dẫn và môi trường sống, môi trường tự nhiên bền vững. Các đô thị này nên tập trung khai thác các dịch vụ thương mại du lịch đi kèm, đồng thời việc áp dụng chiến lược phát triển đô thị với trung tâm mật độ cao sẽ tạo ra nhiều quỹ đất hay chính xác hơn là giữ được nhiều quỹđất cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi thay vì luôn chuyển đổi quỹ đất nông nghiệp và rừng thành quỹ đất ở.

Với các đô thị không chỉ có bãi biển mà còn có cảng biển và các tiềm năng kinh tế khác như mỏ khí đốt, hải sản…thì nhất thiết phải được ưu đãi để trở thành thủ đô kinh tế quốc gia. Các đô thị này thiên về phát triển kinh tế và tài chính, dịch vụ thương mại toàn cầu nên môi trường làm việc phải rất cạnh tranh: Tập trung, liên hoàn, đa dạng, hấp dẫn vì thế quỹ đất giá trị nhất sẽ được sử dụng và khai thác tối đa với hệ số sử dụng đất cao nhất có thể. Đây là một sự thay đổi lớn trong cách nhìn quy hoạch ở Việt Nam nhưng là một điều đã được áp dụng và có kết quả từ rất lâu của quy hoạch thế giới cho các đô thị đặc biệt. Lõi đô thị tập trung và phát triển theo chiều cao sẽ hạn chế việc mở rộng theo chiều ngang ngốn rất nhiều quỹ đất, tiêu tốn thời gian đi lại vì có khoảng cách trong nội đô, gây khó khăn trong quản lý hành chính và môi trường. Cụm công trình cao tầng ven biển quy hoạch tập trung sẽ gia tăng sức đề kháng với gió hơn là các công trình đơn lẻ đồng thời tạo ra một hình ảnh đô thị rất mạch lạc, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với tư duy của tầng lớp công dân toàn cầu.

Toward the Sea

7. Việc hình thành đô thị cảng Biển cũng như việc Người Việt làm quen với đường cao tốc. Ở Đức, có những đoạn đường hãy chạy nhanh nhất có thể. Ít ở đâu có giới hạn tốc độ tối thiếu, nhưng ở Việt Nam thì có vì chúng ta không chịu từ bỏ những logic và thói quen cũ. Đi ở trong hẻm thì phóng nhanh vì sợ tắc, ra ngoài đường cao tốc thì đi chậm vì sợ tại nạn và không nhường đường vì ngại chuyển làn; đi làm thì ăn mặc như đi ngủ để khác biệt, đi chợ thì ăn mặc như đi dạ hội để mọi người nhìn ngắm, đi tập thể thao thì như đi làm để tỏ vẻ thanh lịch…Tất cả những sự ngược chiều này thể hiện không chỉ ở một cá nhân mà ở cả xã hội và hình thái phát triển đô thị bao gồm cả Kiến Trúc và Quy Hoạch. Đã đến lúc Quy hoach đô thị có nhiều hơn chỉ là Nông thôn và Đô thị mà cần có nhiều lớp (layer) hơn mà trong đó “’Đường cao tốc” là Ven Biển mà ở đó có giới hạn sự tối thiểu và giới hạn tối đa duy nhất chỉ là khả năng và tham vọng của con người.

KTS Nguyễn Thế Phương
Tổng Giám đốc Finko Architect

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 08-2019)

Suy nghĩ về đô thị biển

1. Trong truyền thuyết, Sơn Tinh Thủy Tinh, dù mỗi người có một thế mạnh không thể so sánh và phân hạng cao thấp nhưng Sơn Tinh lấy được Mỵ Nương Công chúa, Thủy Tinh là nhân vật phản diện.

Biển trong truyền thuyết không phải là biển xanh cát trắng, cá ngừ, cá heo, tôm hùm, sao biển mà là ba ba thuồng luồng. Đó là truyền thuyết nhưng lại phản ánh một thực tế suốt chiều dài lịch sử Việt Nam: Thủy quân thời lịch sử phong kiến, Hải quân thời chống Pháp và chống Mỹ – đô thị biển thời bình đều chưa bao giờ được coi là thế mạnh trong công cuộc xây dựng đất nước. Trận Bạch Đằng Giang hào hùng, Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại, Thương cảng Hội An sầm uất bậc nhất Đông Nam Á ở thế kỷ 15-16, Cảng Hải Phòng nổi danh (dù được sinh ra bởi người Pháp) là những chấm sáng chói trong trang sử Việt Nam nhưng lại không đủ để tạo thành thế mạnh trên biển của dân tộc. Phải chăng Biển quá hung dữ, bất ổn và ẩn chứa nhiều bí ẩn? Hay do mối thiện cảm với Sơn Tinh, ác cảm với Thủy Tinh từ tuổi thơ nên chúng ta tập trung tất cả sức lực để san rừng bạt núi tiến về phía Tây thay vì hướng Đông? 50 người lên rừng và 50 người xuống biển trong truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ chưa bao giờ tạo ra thế cân bằng cho Việt Nam, thậm chí luôn nghiêng về địa chính, đó không chỉ là một sự đánh giá, mà là một mối lo, điều tiếc nuối và nhu cầu thay đổi.

Sự tích Sơn Tinh Thủy Tinh

2. Bán Đảo Đông Dương. Cùng với Lào và Campuchia, Việt Nam vươn ra Biển và tạo thành cái tên Bán đảo Đông Dương. Những có lẽ cái tên Bán đảo đã từ lâu bị lãng quên và thay thế bằng cụm từ Asean, nên chúng ta đã vô tình quên mất vị trí và địa thế của mình: Chúng ta nằm trên bán đảo – một phần nhô ra biển như một hòn đảo – và dải đất hình Chữ S với hơn 3.260 km đường ven biển chính là Việt Nam, không tính muôn vàn hải đảo, các đường ven vịnh, đầm phá… “Tam Sơn – Tứ Hải – Nhất Điền” – có lẽ, nhiều Quốc gia ao ước chỉ cần có được một đoạn ven biển nho nhỏ của Việt Nam thôi là có thể mở cánh cửa ra với cả thế giới và sự thịnh vượng rồi.

Thế giới thông thương, lịch sử thế giới được viết lên bởi những mối liên kết dọc ngang qua Đại dương. Châu Mỹ được khám phá bởi những cuộc thám hiểm trên biển, các vùng đất mới được Châu Âu khai thác thông qua đường biển. Các trung tâm văn hóa của các Đế chế cổ đại cũng nằm ven biển, Các trung tâm tài chính của Thế giới hiện đại cũng nằm ven biển, và tiếp theo, ngày hôm nay, “Học thuyết Biển” của nước Nga, “Chiến lược Biển” của Mỹ, Nhật, “Một vành đai – một con đường” của Trung Quốc – tất cả các cường quốc đều đã, đang và sẽ rất hướng ra biển, được chuẩn bị và triển khai một cách bài bản và chu đáo một cách đáng kinh ngạc. Vua Hùng thứ 18 không biết chọn Sơn Tinh hay Thủy Tinh nên phải hẹn ai đến sớm thì được; Chúng ta của thế kỷ 20 và 21 cũng đã chọn cho mình – chỗ nào gần, dễ và ít tốn công thì chúng ta làm – Tất cả các Đô thị đều được hình thành dọc theo trục lộ, vì thế nó cứ dài mãi, đi mãi, uốn lượn, không có chiến lược hình thành trung tâm. Rồi chúng ta mải mê đi xây dựng các Khu chế xuất để kêu gọi đầu tư nhà máy, rồi phần lớn thế hệ trẻ trở thành công nhân, tìm cách tăng năng suất nông nghiệp ở hai vùng Đồng bằng, hài lòng với ăn ngon mặc đẹp ở những đô thị có Voi chín ngà, gà chín cựa và thờ ơ với cả triệu km2 của Thủy Tinh ngoài khơi xa, vui mừng có cá khi trời yên biển lặng, than thở và cầu khấn khi biển động sóng cồn… Nghề cá và làng chài là điển hình của cuộc sống “có thì ăn không có thì nhịn”, đất ven biển là nơi ở của người nghèo khi không có tiền mua đất mặt lộ (!). Trong suốt hàng chục năm sau giải phóng, chúng ta chỉ biết đến biển khi đi nghỉ mát: Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Vinh), Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang, Vũng Tàu… Tất cả các đô thị cho dù là Đô thị Biển thì cũng chỉ được phát triển tập trung dọc theo các tuyến đường bộ (!), cho dù đó là Đô thị – cảng thị như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quy Nhơn; hay đô Thị biển với tiềm năng khai thác Dầu khí như Vũng Tàu, Quảng Ngãi, hay đô thị biển với ưu đãi cảnh quan như Thanh Hóa, Vinh, Huế, Nha Trang, Phan Thiết. Chiến lược Biển của Việt Nam ra đời năm 2007 và chúng ta quen dẫn với cụm từ “Biển đảo”, “Tiến ra Biển Đông”,… nhưng khó có thể nhận ra một Chiến lược Biển thật rõ ràng và cụ thể cho các đô Thị biển trọng điểm. Sự rõ ràng nhất có thể thấy là sự phát triển về du lịch khai thác các bãi biển đẹp của Việt Nam bằng những dự án nghỉ dưỡng ngàn chiếc như một suốt dọc chiều dài đất nước, và cũng theo một nguyên tắc bất di bất dịch là chỗ nào dễ, ít tốn công thì làm, và cách làm cũng nhanh-ngon-bổ-rẻ: San phẳng, chia lô, làm đường và xoa tay đứng dậy.

3. Bất động sản nghỉ dưỡng là cụm từ hot nhất trong hơn 10 năm trở lại đây, với những căn biệt thự triệu đô, những khu nghỉ dưỡng sang trọng và đẳng cấp, nằm trên những bờ biển đẹp nhất hành tinh,… Tất cả đã kéo theo một trào lưu khai thác đất ven biển một cách ào ạt và lãng phí, hoàn toàn không xét đến các tiềm năng lâu dài và to lớn khác, không phân vùng phát triển và quy hoạch, không xem xét đến sự cộng sinh của các vùng, tổ chức đa dạng không gian và chức năng, đa dạng về nguồn thu và sức bật kinh tế mà thay vào đó lại là sự cạnh tranh nội địa trực tiếp khi mô hình các dự án đều giống nhau: Đất nền biệt thự nằm sát biển, một khối nhà khách sạn nho nhỏ nằm ở phía sau, ở đâu cũng bể bơi vô cực, bến du thuyền và sân golf, ở đâu cũng đẳng cấp và tuyệt tác (!) Việc phát triển kinh tế đơn cực trên nền quỹ đất có giá trị nhất cho chúng ta một miếng bánh thơm và ngon ngay lập tức. Nhưng liệu đó có phải là Chiến lược Biển để biến một Quốc gia như Việt Nam trở thành một Cường quốc biển?

4. Đô thị Biển – Trung tâm kinh tế và du lịch. Tất cả các Cường quốc đều có Đô thị Biển là trung tâm kinh tế bên cạnh một Thủ đô là trung tâm hành chính. Với Việt Nam, Hải Phòng đã từng được người Pháp lên kế hoạch phát triển là “Thủ đô kinh tế của Đông Dương”, Đà Nẵng chính là cửa ngõ mà Người Pháp đến với “Đàng Trong” Việt Nam và cũng đã là cửa ngõ giao thương của Nhà Nguyễn để từ đó có sức mạnh đối lại Tây Sơn. New York không có bãi biển đẹp nhưng có Manhattan là trung tâm thế giới; Hong Kong không có bãi biển đẹp nhưng là trung tâm tài chính của Châu Á; Thẩm Quyến bất lợi khi nằm ngay bên cạnh Hong Kong, nhưng vẫn trở thành Trung tâm kinh tế của Trung Quốc, Singapore không có bãi cát trắng, không có tiềm năng dầu khí nhưng vẫn là Trung tâm tài chính của khu vực. Một điều đặc biệt hơn nữa là các Đô thị này lại luôn là những điểm du lịch “hot” nhất và mang lại nguồn thu nhiều nhất. Sức hấp dẫn ở đây không bắt nguồn từ du lịch, mà bắt nguồn từ những chiến lược phát triển đô thị dựa trên những dự án và công trình đặc biệt ở những vị trí đặc biệt. Chắc chắn Manhattan, Hong Kong, Thẩm Quyến hay Singapore không ào ạt xây dựng các khu biệt thự triệu đô ven biển hay lấy hết quỹ đất giá trị nhất để làm du lịch mà làm các trung tâm thương mại, tài chính dịch vụ vận tải, hàng hải, căn hộ cao cấp với mật độ dày đặc, các công trình cao tầng để tối đa hóa không gian, chứa đựng nhiều tiện ích đan xen và thuận tiện… tạo ra nền tầng hạ tầng để đẩy mạnh hệ thống cảng biển và thương mại biển. Những chức năng cốt lõi này sẽ tạo ra nhu cầu về ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí, ở và du lịch. Các trung tâm này luôn chiếm những vị trí giá trị nhất, có nghĩa là ven biển thay vì lùi vào trong đất liền như Việt Nam và vì thế, bản thân các Trung tâm này đã trở thành những điểm đến du lịch xuất sắc. Chúng ta trầm trồ vì Manhattan có những tòa nhà cao tầng san sát, phố xá bàn cờ ngang dọc rất lý trí nhưng lại đầy cám dỗ với nét đô thị không trộn lẫn của Công viên trung tâm và các khu văn hóa luôn mở ra mặt nước, Hong Kong thực sự là một kiệt tác Kiến trúc và Quy hoạch của Con người với các tòa nhà chen chân trên vách núi, chạm tay vào biển cả, phố xá uốn lượn đan xen vào nhau tưởng chừng như không thể. Singapore chẳng có ưu đãi gì của thiên nhiên, địa hình buồn tẻ, tự nhiên thiếu hấp dẫn, vậy mà đã tự biến những điều này trở thành ưu điểm khi tìm cho mình một hướng đi với các công trình cao tầng, các khu cộng cộng, các giải pháp kiến trúc có khả năng bù đắp lại các khiếm khuyết này. Dubai cũng là một ví dụ điển hình của việc lấy Kiến trúc và Đô thị làm sức hấp dẫn để từ đó tạo ra một trung tâm tài chính, một đô thị cho cộng đồng dân cư toàn cầu từ một sa mạc.

Ví dụ về một Nhịp điệu không gian của Đô thị ven biển
TP Đà Nẵng về đêm

Hầu hết các đô thị cảng biển trên thế giới đều có địa hình tương tự nhau và đều phát triển hướng biển, khai thác hết tất cả các tiềm năng mà một quỹ đất ven biển có thể mang lại. Đô thị biển của Việt Nam ngược lại luôn phát triển không hướng biển. Có lẽ do việc chỉ có khả năng tập trung phát triển kinh tế địa chính thay vì hải chính và có vẻ như cội nguồn nằm ở đây: Đã từ lâu, chúng ta có một logic là càng gần biển, gần sông thì công trình càng thấp. Logic này “có lý” đến mức không ai phản bác nên nếu chú ý, có thể thấy, các khu đất ven sông, hay ven biển luôn là những khu đất bỏ hoang hay thưa thớt người ở, và được coi là vùng ven. Cho dù là Hà Nội hay Sài Gòn, Hải Phòng hay Đà Nẵng thì đều là vậy. Vì thế, một điều tất yếu xảy ra là: Trung tâm sẽ nằm ở xa mặt nước, vì một khu trung tâm không thể thấp tầng và mật độ thấp được. Nghịch lý nằm ở đây. Người Pháp và Người Mỹ với tính cách ưa mạo hiểm và khám phá đã đẩy Hà Nội, Sài Gòn ra sát mép nước, đặt trung tâm Hải Phòng và Đà Nẵng gần biển. Tuy vậy sau này, Việt Nam hiện đại phát triển hướng địa và không có tạo ra được bất kỳ một đô thị biển nào hấp dẫn. Chúng ta đi Nha Trang để tắm biển, Vịnh Vân Phong và Cam Ranh chỉ được biết qua chiến tranh. Đồ Sơn là thiên đường nhà nghỉ và chốn ăn chơi tỉnh lẻ. Hải Phòng nổi danh giang hồ đất cảng. Các đô thị này không chỉ đánh mất đi các cơ hội kinh tế mà còn không khai thác hết tiềm năng du lịch – Vì những gì tốt nhất, nhiều tiềm năng nhất ở ven biển lại chỉ được khai thác để phục vụ các kỳ nghỉ mát do Nhà nước chi trả thời trước Đổi mới, phát triển tự phát và cá thể sau đổi mới và khai thác cạn kiệt một cách lãng phí và thiếu tầm nhìn dài hạn trong những năm gần đây bằng các dự án Biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố thấp tầng và các tòa khách sạn tùy theo năng lực chủ đầu tư mà cao thấp khác nhau (Thật tiếc khi không ai hình dung Hội An chính là một hình ảnh thu nhỏ của các đô thị biển hàng thế kỷ trước với khu trung tâm nằm bên mép nước – nhà cửa san sát, sầm uất nối hai bờ). Việt Nam không thiếu đô thị biển và đô thị cảng Biển, thậm chí ở những vị trí rất hiểm yếu và phong thủy tốt nhưng cần có những chiến lược riêng cho các đô thị này cả về kinh tế, xã hội và quy hoạch xây dựng thì mới tạo nên một thế mạnh Quốc gia.

5. Đà Nẵng được người Pháp QH nằm ngay giáp biển (Tourane trên bản đồ), nhưng Đà Nẵng sau này phát triển về hướng Nam, lùi dần vào trong đất liền. Cũng như các đô thị ven sông khác, Đà Nẵng phát triển ở bờ Tây, bờ Đông Sông Hàn mãi sau này mới được phát triển nhưng lại hướng về phía Tây thay vì phía Đông. Cũng theo một trào lưu, những năm gần đây, Đà Nẵng tăng cường khai thác tiềm năng du lịch mà bỏ quên tiềm năng kinh tế biển. Sự bỏ quên này không phải là không tập trung đầu tư vào phát triển cảng biển mà là sự phát triển và quy hoạch đô thị không hướng đến phục vụ cho một thương cảng quy mô quốc tế, điểm chuyên chở hàng hóa và tàu bè cỡ lớn, một “Thủ đô kinh tế” của miền Trung Việt Nam. Có lẽ nỗi sợ Thủy Tinh và không có khả năng chế ngự cơn cuồng nộ của biển cả đã gắn chặt vào suy nghĩ của Người Việt nên Đà Nẵng cũng chỉ là một Đô thị thiên về ven sông, với các khu nhà thấp nhỏ, nằm quanh quẩn trong đất liền. Sau thời kỳ đổi mới, đôi bờ Sông Hàn được nối lại nhưng cũng chỉ để thành phố phát triển theo chiều rộng – một hình thức giãn dân của quá trình đô thị hóa Việt Nam – giải pháp đơn giản: Lấy ruộng vườn để xây nhà ở, vì thế cũng như các đô thị khác, Đà Nẵng phình ra theo chiều ngang, mà không có chiều sâu. Đà Nẵng có khu trung tâm hành chính mà bỏ quên trung tâm tài chính. Không ai biết cảng biển Đà Nẵng là thế nào, chỉ rất hiếm khi chúng ta được biết có một tàu chiến cặp bến, hoặc một tàu du lịch dừng chân. Cầu Rồng và Lễ hội pháo hoa chỉ có tác dụng selfie ngắn ngủi mà không mang lại lợi ích kinh tế. Đà Nẵng thực sự cần một trung tâm có sức công phá cả về chất lẫn về lượng.

Coastal Town

6. Sự khác biệt rõ nét nhất và làm nên nét đặc trưng của Đô thị Biển không phải là Bãi tắm mà là không gian đô thị ven biển.
Nếu chỉ có bãi biển và phong cảnh đẹp, thì nên là các đô thị du lịch, với dân số và quy mô đô thị vừa phải, thiên về các khu nghỉ dưỡng thấp tầng, đan xen các vùng cảnh quan tự nhiên bảo tồn, lõi trung tâm có thể đặc hơn, cao hơn chứ không nên rộng ra. Khi đó, sự đan xen của đô thị và cảnh quan sẽ tạo ra sức hấp dẫn và môi trường sống, môi trường tự nhiên bền vững. Các đô thị này nên tập trung khai thác các dịch vụ thương mại du lịch đi kèm, đồng thời việc áp dụng chiến lược phát triển đô thị với trung tâm mật độ cao sẽ tạo ra nhiều quỹ đất hay chính xác hơn là giữ được nhiều quỹđất cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi thay vì luôn chuyển đổi quỹ đất nông nghiệp và rừng thành quỹ đất ở.

Với các đô thị không chỉ có bãi biển mà còn có cảng biển và các tiềm năng kinh tế khác như mỏ khí đốt, hải sản…thì nhất thiết phải được ưu đãi để trở thành thủ đô kinh tế quốc gia. Các đô thị này thiên về phát triển kinh tế và tài chính, dịch vụ thương mại toàn cầu nên môi trường làm việc phải rất cạnh tranh: Tập trung, liên hoàn, đa dạng, hấp dẫn vì thế quỹ đất giá trị nhất sẽ được sử dụng và khai thác tối đa với hệ số sử dụng đất cao nhất có thể. Đây là một sự thay đổi lớn trong cách nhìn quy hoạch ở Việt Nam nhưng là một điều đã được áp dụng và có kết quả từ rất lâu của quy hoạch thế giới cho các đô thị đặc biệt. Lõi đô thị tập trung và phát triển theo chiều cao sẽ hạn chế việc mở rộng theo chiều ngang ngốn rất nhiều quỹ đất, tiêu tốn thời gian đi lại vì có khoảng cách trong nội đô, gây khó khăn trong quản lý hành chính và môi trường. Cụm công trình cao tầng ven biển quy hoạch tập trung sẽ gia tăng sức đề kháng với gió hơn là các công trình đơn lẻ đồng thời tạo ra một hình ảnh đô thị rất mạch lạc, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với tư duy của tầng lớp công dân toàn cầu.

Toward the Sea

7. Việc hình thành đô thị cảng Biển cũng như việc Người Việt làm quen với đường cao tốc. Ở Đức, có những đoạn đường hãy chạy nhanh nhất có thể. Ít ở đâu có giới hạn tốc độ tối thiếu, nhưng ở Việt Nam thì có vì chúng ta không chịu từ bỏ những logic và thói quen cũ. Đi ở trong hẻm thì phóng nhanh vì sợ tắc, ra ngoài đường cao tốc thì đi chậm vì sợ tại nạn và không nhường đường vì ngại chuyển làn; đi làm thì ăn mặc như đi ngủ để khác biệt, đi chợ thì ăn mặc như đi dạ hội để mọi người nhìn ngắm, đi tập thể thao thì như đi làm để tỏ vẻ thanh lịch…Tất cả những sự ngược chiều này thể hiện không chỉ ở một cá nhân mà ở cả xã hội và hình thái phát triển đô thị bao gồm cả Kiến Trúc và Quy Hoạch. Đã đến lúc Quy hoach đô thị có nhiều hơn chỉ là Nông thôn và Đô thị mà cần có nhiều lớp (layer) hơn mà trong đó “’Đường cao tốc” là Ven Biển mà ở đó có giới hạn sự tối thiểu và giới hạn tối đa duy nhất chỉ là khả năng và tham vọng của con người.

KTS Nguyễn Thế Phương
Tổng Giám đốc Finko Architect

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 08-2019)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét