(Xây dựng) – Chiều 02/10, tại Bộ Xây dựng đã diễn ra cuộc họp về Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Cao Lãnh, Đồng Tháp đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Bà Trần Thu Hằng - Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc, Bộ Xây dựng chủ trì cuộc họp.

Toàn cảnh cuộc họp.

TP Cao Lãnh hiện có tổng cộng khoảng 225.000 người, trong đó có 73% dân cư sống tập trung ở đô thị và 27% còn lại sống phân tán ở các khu vực có tính chất nông thôn. Với đồ án quy hoạch lần này, dân số được dự báo sẽ tăng lên 357.000 người, trong đó tỉ lệ đô thị - nông thôn là 84% - 16%.

Hướng phát triển cân bằng của TP Cao Lãnh tập trung thúc đấy 3 loại hình kinh tế cơ bản là kinh tế sản xuất nhằm thu hút doanh nghiệp và vốn cho các mục đích phát triển kinh tế dọc theo tuyến tránh QL 30 và tạo ra các giá trị kinh tế từ lĩnh vực nông nghiệp hiện tại. Bên cạnh đó, kinh tế cư dân có khả năng tiếp nhận, tạo lập không gian sống tốt nhất cho hơn 300.000 cư dân bằng cách tối ưu hóa các không gian đô thị hóa để bảo tồn tương lai.

Loại hình kinh tế du lịch cân bằng dựa trên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và tất cả các dịch vụ được cung cấp. Sự phát triển của 3 yếu tố này kết hợp với các dịch vụ công cộng hiệu quả sẽ tạo điều kiện sống và làm việc thuận lợi cho mỗi người dân, thể hiện mô hình phát triển bền vững không chỉ riêng TP Cao Lãnh mà còn tại tất cả các thành phố tại Việt Nam.

Cụm tứ giác ma thuật ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Mekong bao gồm 5 thành phố là Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long, Cao Lãnh – Sa Đéc và sẽ liên quan trực tiếp đến TP Hồ Chí Minh, vịnh Thái Lan, biển Đông, Campuchia, Tây Nguyên. Nó có gần 3 triệu dân ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sự phát triển kinh tế của Cao Lãnh không thể tách rời độc lập mà còn cần liên kết với các thành phố khác trong vùng.

Tổ chức không gian đô thị của TP Cao Lãnh bằng từng lớp không gian riêng biệt, tạo sự linh hoạt và phát triển nhanh chóng theo nhu cầu cụ thể của từng hoạt động kinh tế và từ đó cấu thành một không gian lãnh thổ trở nên hấp dẫn.

Theo tầm nhìn quy hoạch các hệ thống sông, kênh rạch sẽ được bảo tồn và phát triển, xóa bỏ các vùng nước chết làm giảm thiểu nguy cơ ngập lụt.

Phân vùng đô thị vườn định hình vùng chuyên canh cây ăn quả, xây dựng thương hiệu xoài Cao Lãnh theo định hướng bền vững. Bảo tồn quỹ đất nông nghiệp ven sông Tiền như một vành đai sinh thái, thúc đẩy liên kết sản xuất và chuyển đổi từ mô hình hộ gia đình sang doanh nghiệp.

Ý kiến chung của các thành viên trong cuộc họp cho rằng đồ án quy hoạch chung TP Cao Lãnh cũng cần căn cứ trên quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long đã được duyệt, trong đó lưu ý các điểm tỉnh Đồng Tháp nói chung và TP Sa Đéc là những tiểu vùng ngập sâu do vậy giải pháp quy hoạch phải xử lý được các vấn đề chống ngập, xử lý các vấn đề trữ nước chống ngập mặn, tiết kiệm đất đai, hạn chế mở rộng không gian lấn vào đất nông nghiệp, hạn chế ngập lụt, khôi phục hệ sinh thái. Đơn vị tư vấn và phía tỉnh cũng cần xem xét vấn đề liệu cây xoài có thực sự là loại cây cải thiện hệ sinh thái và chịu được hệ sinh thái biến đổi hay không.

Kết luận cuộc họp, bà Trần Thu Hằng - Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc đánh giá cao nghiên cứu của đơn vị tư vấn phối hợp với địa phương để đưa ra giải pháp không gian cho TP Cao Lãnh trong tương lai. Tuy nhiên về vấn đề động lực và phân tích kinh tế trong đồ án chưa phân tích nhiều vấn đề về cơ cấu kinh tế mặc dù giải pháp quy hoạch cũng hướng tới phát triển kinh tế. Yếu tố di sản cần phân tích rõ nét hơn, bên cạnh đó vấn đề phát triển công nghiệp về vị trí quy mô cũng cần có thêm những tuyến đường mới để tránh giao cắt với các khu vực xung quanh ảnh hưởng giao thông vùng. Ngoài xoài thì Cao Lãnh cũng nên tạo ra những làng hoa, không chỉ phân ra các khu chức năng xây dựng mà đồ án còn cần đưa ra những gợi ý cho phát triển nông nghiệp.

Hà Đào

Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

(Xây dựng) – Chiều 02/10, tại Bộ Xây dựng đã diễn ra cuộc họp về Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Cao Lãnh, Đồng Tháp đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Bà Trần Thu Hằng - Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc, Bộ Xây dựng chủ trì cuộc họp.

Toàn cảnh cuộc họp.

TP Cao Lãnh hiện có tổng cộng khoảng 225.000 người, trong đó có 73% dân cư sống tập trung ở đô thị và 27% còn lại sống phân tán ở các khu vực có tính chất nông thôn. Với đồ án quy hoạch lần này, dân số được dự báo sẽ tăng lên 357.000 người, trong đó tỉ lệ đô thị - nông thôn là 84% - 16%.

Hướng phát triển cân bằng của TP Cao Lãnh tập trung thúc đấy 3 loại hình kinh tế cơ bản là kinh tế sản xuất nhằm thu hút doanh nghiệp và vốn cho các mục đích phát triển kinh tế dọc theo tuyến tránh QL 30 và tạo ra các giá trị kinh tế từ lĩnh vực nông nghiệp hiện tại. Bên cạnh đó, kinh tế cư dân có khả năng tiếp nhận, tạo lập không gian sống tốt nhất cho hơn 300.000 cư dân bằng cách tối ưu hóa các không gian đô thị hóa để bảo tồn tương lai.

Loại hình kinh tế du lịch cân bằng dựa trên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và tất cả các dịch vụ được cung cấp. Sự phát triển của 3 yếu tố này kết hợp với các dịch vụ công cộng hiệu quả sẽ tạo điều kiện sống và làm việc thuận lợi cho mỗi người dân, thể hiện mô hình phát triển bền vững không chỉ riêng TP Cao Lãnh mà còn tại tất cả các thành phố tại Việt Nam.

Cụm tứ giác ma thuật ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Mekong bao gồm 5 thành phố là Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long, Cao Lãnh – Sa Đéc và sẽ liên quan trực tiếp đến TP Hồ Chí Minh, vịnh Thái Lan, biển Đông, Campuchia, Tây Nguyên. Nó có gần 3 triệu dân ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sự phát triển kinh tế của Cao Lãnh không thể tách rời độc lập mà còn cần liên kết với các thành phố khác trong vùng.

Tổ chức không gian đô thị của TP Cao Lãnh bằng từng lớp không gian riêng biệt, tạo sự linh hoạt và phát triển nhanh chóng theo nhu cầu cụ thể của từng hoạt động kinh tế và từ đó cấu thành một không gian lãnh thổ trở nên hấp dẫn.

Theo tầm nhìn quy hoạch các hệ thống sông, kênh rạch sẽ được bảo tồn và phát triển, xóa bỏ các vùng nước chết làm giảm thiểu nguy cơ ngập lụt.

Phân vùng đô thị vườn định hình vùng chuyên canh cây ăn quả, xây dựng thương hiệu xoài Cao Lãnh theo định hướng bền vững. Bảo tồn quỹ đất nông nghiệp ven sông Tiền như một vành đai sinh thái, thúc đẩy liên kết sản xuất và chuyển đổi từ mô hình hộ gia đình sang doanh nghiệp.

Ý kiến chung của các thành viên trong cuộc họp cho rằng đồ án quy hoạch chung TP Cao Lãnh cũng cần căn cứ trên quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long đã được duyệt, trong đó lưu ý các điểm tỉnh Đồng Tháp nói chung và TP Sa Đéc là những tiểu vùng ngập sâu do vậy giải pháp quy hoạch phải xử lý được các vấn đề chống ngập, xử lý các vấn đề trữ nước chống ngập mặn, tiết kiệm đất đai, hạn chế mở rộng không gian lấn vào đất nông nghiệp, hạn chế ngập lụt, khôi phục hệ sinh thái. Đơn vị tư vấn và phía tỉnh cũng cần xem xét vấn đề liệu cây xoài có thực sự là loại cây cải thiện hệ sinh thái và chịu được hệ sinh thái biến đổi hay không.

Kết luận cuộc họp, bà Trần Thu Hằng - Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc đánh giá cao nghiên cứu của đơn vị tư vấn phối hợp với địa phương để đưa ra giải pháp không gian cho TP Cao Lãnh trong tương lai. Tuy nhiên về vấn đề động lực và phân tích kinh tế trong đồ án chưa phân tích nhiều vấn đề về cơ cấu kinh tế mặc dù giải pháp quy hoạch cũng hướng tới phát triển kinh tế. Yếu tố di sản cần phân tích rõ nét hơn, bên cạnh đó vấn đề phát triển công nghiệp về vị trí quy mô cũng cần có thêm những tuyến đường mới để tránh giao cắt với các khu vực xung quanh ảnh hưởng giao thông vùng. Ngoài xoài thì Cao Lãnh cũng nên tạo ra những làng hoa, không chỉ phân ra các khu chức năng xây dựng mà đồ án còn cần đưa ra những gợi ý cho phát triển nông nghiệp.

Hà Đào

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét