Đây là một cuốn sách, một công trình lý luận dựa trên Lịch sử Lớn của nghệ thuật. Nó dẫn người đọc đi từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, theo một sợi chỉ đỏ xuyên suốt: Bản chất của nghệ thuật trong mối liên hệ với Tồn tại, mà về căn bản, định hướng theo cái gọi là “Nguyên lý Bất toàn Bẩm sinh”.

Bằng Bất toàn, theo tác giả, chúng ta có thể “chạm tới cái Tuyệt đối của Niết bàn”…

Để làm được như vậy, tác giả – kiến trúc sư Vũ Hiệp, đã phải vận dụng vô số kiến thức, tư liệu, trong đó có cả những kiến thức, tư liệu “do chính mình” tạo ra, hoặc tự tìm ra trong thực tiễn, một điểm mới rất bất ngờ cho một cuốn sách như thế này.

Điều đáng nhấn mạnh, cuốn sách đã thể hiện bản lĩnh chắc chắn của người viết dám đặt ra những khái niệm mới, những cách diễn giải mới mang đầy tính chủ quan dễ gây tranh luận, mà không tỏ ra ngại ngùng gì cả. Đây cũng là một thái độ đáng khích lệ của một nhà nghiên cứu khoa học trẻ khao khát tự do trí tuệ.

Thêm nữa, qua cuốn sách, tác giả cũng đã thể hiện rõ một ý thức nghiên cứu hướng tới một thứ học thuật mang kiểu cách riêng của Việt Nam, nhịp nhàng, uyển chuyển giữa tình và lý, giữa thực và ảo và có tính ứng dụng thiết thực. Bởi vậy cuốn sách rất tươi tắn, sống động.

Hai khái niệm Trường và Mạch do tác giả Vũ Hiệp đề xuất, thực ra, bắt nguồn từ sự phân chia và mở rộng một khái niệm rất quen thuộc: “Context” (Văn cảnh) – nhằm tạo ra những công cụ mới thích hợp để giải quyết theo cách nhìn mới mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, giữa truyền thống và hiện đại, giữa tính quốc tế và tính địa phương, và trên cơ sở đó, chuyển được các công trình, các tác phẩm nghệ thuật từ hình ảnh sang các biểu thức ngôn ngữ, mà như người ta vẫn nói, là giúp cho người đọc “đọc” tác phẩm từ phía sau. Vậy là, về cơ bản, có hai cấu trúc tinh thần chủ yếu của nghệ thuật đã được tác giả xác định: thứ nhất, các cấu trúc kinh điển (hình thành nên từ “tính độc đáo tập thể” của một nền văn hóa, một dân tộc, một quốc gia, một trường phái lớn); thứ hai, các cấu trúc mang đậm dấu ấn cá nhân, tính khai sáng ở các bậc thiên tài.

Đề cập đồng thời cả hai lĩnh vực hội họa và kiến trúc, nhưng cách trình bày của tác giả vẫn khá mạch lạc, khúc chiết. Kiến trúc và hội họa, ở đây, luôn luôn đan xen nhịp nhàng, đưa đẩy lẫn nhau nhờ sự am hiểu, năng lực cảm thụ và tình yêu cái đẹp.

Về kiến trúc, tác giả đã triển khai nội dung diễn giải và bình luận chủ yếu dựa trên “Tinh thần Nơi chốn” (Genius Loci) và “Hiện tượng luận”, khảo sát và phát hiện ra tính đồng thể, những phong vị, vẻ duyên dáng, quyến rũ ẩn sâu bên trong những cái tưởng như “không đẹp”, hoặc tưởng như “rời rạc”, với những liên tưởng và so sánh thường là rất xác đáng.

Qua cuốn sách, người đọc như được tiếp cận toàn bộ lịch sử kiến trúc từ cổ đại đến hiện đại, nhưng không phải theo trục thời gian, mà là qua các điểm nút được chi phối bởi mạch suy nghĩ riêng của tác giả. Và có thể nói, tác giả nhìn kiến trúc không chỉ bằng con mắt của một kiến trúc sư, mà còn bằng cả con mắt của một họa sĩ, một Tổng giác về Tồn tại, không ngoại trừ cả cái nhìn phê phán.

Gần đây, nếu qua một số cuốn sách, bài báo, chuyên luận viết về nghệ thuật, đặc biệt nếu đọc một số luận văn ở bậc cao học, chúng ta bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vì sự sáo mòn trong tư duy, sáo mòn về tư liệu, thậm chí có cả sự trống rỗng – thì cách tiếp xúc với nghệ thuật, viết về nghệ thuật dường như chỉ có được sinh khí mới, mang tính mới, khi người viết có đủ năng lực khai thác trực tiếp các nguồn kiến thức, tư liệu ở dạng nguyên bản từ các nền văn hóa bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung…

Cần nhớ rằng, ngay cả về vốn cổ tạo hình Việt Nam, người Pháp cũng là những người đầu tiên đã thu thập tư liệu và tổ chức nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống.

Cuốn sách “Các cấu trúc tinh thần của nghệ thuật” của Vũ Hiệp độc đáo cũng một phần nào vì lẽ ấy.

Quang Việt

© Tạp chí kiến trúc

“Các cấu trúc tinh thần của nghệ thuật” Một góc nhìn độc đáo về lịch sử kiến trúc

Đây là một cuốn sách, một công trình lý luận dựa trên Lịch sử Lớn của nghệ thuật. Nó dẫn người đọc đi từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, theo một sợi chỉ đỏ xuyên suốt: Bản chất của nghệ thuật trong mối liên hệ với Tồn tại, mà về căn bản, định hướng theo cái gọi là “Nguyên lý Bất toàn Bẩm sinh”.

Bằng Bất toàn, theo tác giả, chúng ta có thể “chạm tới cái Tuyệt đối của Niết bàn”…

Để làm được như vậy, tác giả – kiến trúc sư Vũ Hiệp, đã phải vận dụng vô số kiến thức, tư liệu, trong đó có cả những kiến thức, tư liệu “do chính mình” tạo ra, hoặc tự tìm ra trong thực tiễn, một điểm mới rất bất ngờ cho một cuốn sách như thế này.

Điều đáng nhấn mạnh, cuốn sách đã thể hiện bản lĩnh chắc chắn của người viết dám đặt ra những khái niệm mới, những cách diễn giải mới mang đầy tính chủ quan dễ gây tranh luận, mà không tỏ ra ngại ngùng gì cả. Đây cũng là một thái độ đáng khích lệ của một nhà nghiên cứu khoa học trẻ khao khát tự do trí tuệ.

Thêm nữa, qua cuốn sách, tác giả cũng đã thể hiện rõ một ý thức nghiên cứu hướng tới một thứ học thuật mang kiểu cách riêng của Việt Nam, nhịp nhàng, uyển chuyển giữa tình và lý, giữa thực và ảo và có tính ứng dụng thiết thực. Bởi vậy cuốn sách rất tươi tắn, sống động.

Hai khái niệm Trường và Mạch do tác giả Vũ Hiệp đề xuất, thực ra, bắt nguồn từ sự phân chia và mở rộng một khái niệm rất quen thuộc: “Context” (Văn cảnh) – nhằm tạo ra những công cụ mới thích hợp để giải quyết theo cách nhìn mới mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, giữa truyền thống và hiện đại, giữa tính quốc tế và tính địa phương, và trên cơ sở đó, chuyển được các công trình, các tác phẩm nghệ thuật từ hình ảnh sang các biểu thức ngôn ngữ, mà như người ta vẫn nói, là giúp cho người đọc “đọc” tác phẩm từ phía sau. Vậy là, về cơ bản, có hai cấu trúc tinh thần chủ yếu của nghệ thuật đã được tác giả xác định: thứ nhất, các cấu trúc kinh điển (hình thành nên từ “tính độc đáo tập thể” của một nền văn hóa, một dân tộc, một quốc gia, một trường phái lớn); thứ hai, các cấu trúc mang đậm dấu ấn cá nhân, tính khai sáng ở các bậc thiên tài.

Đề cập đồng thời cả hai lĩnh vực hội họa và kiến trúc, nhưng cách trình bày của tác giả vẫn khá mạch lạc, khúc chiết. Kiến trúc và hội họa, ở đây, luôn luôn đan xen nhịp nhàng, đưa đẩy lẫn nhau nhờ sự am hiểu, năng lực cảm thụ và tình yêu cái đẹp.

Về kiến trúc, tác giả đã triển khai nội dung diễn giải và bình luận chủ yếu dựa trên “Tinh thần Nơi chốn” (Genius Loci) và “Hiện tượng luận”, khảo sát và phát hiện ra tính đồng thể, những phong vị, vẻ duyên dáng, quyến rũ ẩn sâu bên trong những cái tưởng như “không đẹp”, hoặc tưởng như “rời rạc”, với những liên tưởng và so sánh thường là rất xác đáng.

Qua cuốn sách, người đọc như được tiếp cận toàn bộ lịch sử kiến trúc từ cổ đại đến hiện đại, nhưng không phải theo trục thời gian, mà là qua các điểm nút được chi phối bởi mạch suy nghĩ riêng của tác giả. Và có thể nói, tác giả nhìn kiến trúc không chỉ bằng con mắt của một kiến trúc sư, mà còn bằng cả con mắt của một họa sĩ, một Tổng giác về Tồn tại, không ngoại trừ cả cái nhìn phê phán.

Gần đây, nếu qua một số cuốn sách, bài báo, chuyên luận viết về nghệ thuật, đặc biệt nếu đọc một số luận văn ở bậc cao học, chúng ta bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vì sự sáo mòn trong tư duy, sáo mòn về tư liệu, thậm chí có cả sự trống rỗng – thì cách tiếp xúc với nghệ thuật, viết về nghệ thuật dường như chỉ có được sinh khí mới, mang tính mới, khi người viết có đủ năng lực khai thác trực tiếp các nguồn kiến thức, tư liệu ở dạng nguyên bản từ các nền văn hóa bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung…

Cần nhớ rằng, ngay cả về vốn cổ tạo hình Việt Nam, người Pháp cũng là những người đầu tiên đã thu thập tư liệu và tổ chức nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống.

Cuốn sách “Các cấu trúc tinh thần của nghệ thuật” của Vũ Hiệp độc đáo cũng một phần nào vì lẽ ấy.

Quang Việt

© Tạp chí kiến trúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét