1. Mở đầu

Đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển, góp phần thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập người dân và mang lại chất lượng sống cho người dân sống trong đô thị; nhưng cũng đồng thời gây sức ép đối với các vấn đề kinh tế – xã hội, ô nhiễm môi trường, vấn đề nhà ở và nước sạch, vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân – Nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay đòi hỏi công tác quản lý, quy hoạch đô thị phải thay đổi để thích ứng. Việc nghiên cứu các mô hình phát triển đô thị theo hướng thích ứng với BĐKH phù hợp với các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và tỉnh Ninh thuận đã được Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương quan tâm trong những năm qua, nhưng do đặc thù tốc độ đô thị hóa ở tỉnh Ninh Thuận diễn ra chậm hơn so với cả nước nên việc đề xuất, định hướng các mô hình quy hoạch phát triển cho tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế.

Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng, đánh giá, xây dựng mô hình phát triển đô thị phù hợp cho tỉnh Ninh Thuận là cấp thiết trong bối cảnh BĐKH ngày một cực đoan. Bài báo mong muốn xác định đặc điểm đô thị hai bên bờ sông Dinh tại Ninh Thuận và đề xuất mô hình phát triển đô thị thích ứng với BĐKH từ đó góp phần (1) định hướng phát triển bền vững cho đô thị; (2) tạo nên nét đặc trưng riêng cho TP, (3) làm tăng giá trị cảnh quan, đất đai trong khu vực, đảm bảo khai thác hợp lý quỹ đất xây dựng; (4) tạo nên không gian đô thị góp phần vào sự phát triển du lịch của thành phố và (5) bảo vệ môi trường trước BĐKH và tình hình khô hạn, lũ lụt của tỉnh Ninh Thuận trong những năm sắp đến.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Tổng quan về đô thị TP Phan Rang – Tháp Chàm

Tên gọi Ninh Thuận, xuất hiện lần đầu tiên với tên gọi là phủ Ninh Thuận, địa danh hành chính thời vua Minh Mạng vào năm 1832 đến năm 1888 cho đến khi tỉnh Ninh Thuận được thành lập vào năm 1945 (gồm 05 quận: Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha). Sau năm 1975, tỉnh Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng để thành lập tỉnh mới là Thuận Lâm; và sau nhiều lần sáp nhập, chia tách, tỉnh Ninh Thuận được tái lập năm 19911. Đến nay, Ninh Thuận có 07 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thành phố và 06 huyện với 65 đơn vị hành chính cấp xã, 15 đơn vị hành chính cấp phường. Trong đó, TP Phan Rang – Tháp Chàm (PR-TC) gồm 15 phường và 01 xã.

Về địa giới hành chính, khu vực TP PR-TC, tỉnh Ninh thuận trước năm 1653 thuộc phủ Diên Ninh; đến năm 1975, TP PR-TC được phân chia thành 2 đơn vị hành chính là thị trấn An Sơn và quận lỵ quận Bửu Sơn. Sau năm 1975, TP PR-TC có 09 phường2 với diện tích tự nhiên khoảng 4.500 ha với dân số 63.920 người.

Đô thị PR-TC trước năm 1975 (Ảnh: Internet)

Đến năm 1977, thị trấn Phan Rang gồm 06 phường và thị trấn Tháp Chàm gồm 03 phường được thành lập . Năm 1981, thị xã PR-TC được tái lập, gồm 09 phường và 3 xã; đến năm 1983, thị xã PR-TC sáp nhập thêm 2 xã Đông Hải và Mỹ Hải của huyện Ninh Hải và có tổng diện tích tự nhiên gần 10.000 ha, dân số khoảng 84.000 người. Tỉnh Ninh Thuận được tái lập vào ngày 1/4/1992 , thị xã PR-TC trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận và được Chính phủ công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận vào năm 2015.

Đô thị PR-TC trước năm 1992 và ngày nay (Ảnh: Internet)

2.2. Thực trạng không gian đô thị hai bờ sông Dinh

TP PR-TC có dân số trung bình 18.298.000 người, mật độ dân số 2.125 người/km2 (theo số liệu năm 2020) tập trung chủ yếu dọc hai bên bờ sông Dinh. Cũng vì vậy mà TP PR-TC là một thực thể không tách rời với Sông Dinh, con sông bắt nguồn từ dãy núi cao E Lâm Thượng giáp với tỉnh Lâm Đồng đổ ra biển Đông ở vịnh Phan Rang, có chiều dài 119 km, lòng sông dốc và có đá tảng với đặc điểm: mùa mưa từ tháng 9 đến 12 với dòng chảy lớn có lũ và mùa kiệt từ tháng 01 đến tháng 8. Sông Dinh chảy qua TP PR-TC tạo cảnh quan đặc trưng chính cho TP, cũng là vấn đề được quan tâm nghiên cứu khi quá trình đô thị hóa trong những năm qua.

Không gian đô thị hai bờ Sông Dinh Trước năm 1975 (Nguồn: Hội VHNT)
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất – QH phân khu 1/2000 (Nguồn: Sở Xây dựng)

2.2.1. Thực trạng phát triển không gian đô thị

Đô thị PR-TC có các khu dân cư hiện hữu, ít biến động. Trong đó, hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu dọc hai bờ sông Dinh có tổng diện tích 830 ha (chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, trồng các loại cây ăn quả, hoa màu, lúa, chiếm 62,9%; đất ở và các công trình dịch vụ công cộng chiếm 16%, còn lại là đất nghĩa trang, giao thông, mặt nước, đất trống chưa sử dụng, … chiếm khoảng 21%). Không gian cảnh quan hai bên bờ sông Dinh đa dạng với nhiều công trình có chức năng thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa… nhưng với quy mô tương đối nhỏ, bố trí rải rác trong các khu dân cư hiện hữu, phân bố không đồng đều, chủ yếu là các khu đã hình thành từ lâu.

2.2.2. Thực trạng công trình kiến trúc

Trong khu vực nghiên cứu, theo số liệu thống kê có khoảng 5.325 căn nhà, trong đó khoảng 140 căn nhà kiên cố cao 02 tầng có mái ngói hoặc mái bằng nằm rải rác trên tuyến giao thông chính khu vực; 3.784 nhà bán kiên cố cao 01 tầng xây gạch, mái tole; 1.401 căn nhà tạm, mái tole. Ngoài ra, còn có một số công trình công cộng và một số công trình tôn giáo có hình thức kiến trúc đẹp, kiên cố.

Không gian đô thị hai bên bờ sông Dinh hiện nay (Nguồn: internet)

Về cơ bản, khu vực đô thị hai bên bờ sông Dinh được hình thành từ lâu đời, các không gian công cộng xen kẽ nhưng chưa được tổ chức tốt, nhiều công trình công cộng, tôn giáo, nhà ở xen lẫn có hình thức tự do, thiếu đồng nhất và chưa hình thành cảnh quan tổng thể chung, chưa tạo được các nét đặc trưng cho đô thị; cảnh quan dọc sông chưa được khai thác hiệu quả và làm tăng giá trị quỹ đất.

2.2.3. Thực trạng nghiên cứu quy hoạch phát triển không gian

Trong thời gian qua, chính quyền TP PR-TC và tỉnh Ninh Thuận đã có những chỉ đạo, đầu tư trong công tác quy hoạch, tổ chức cảnh quan đô thị. Cụ thể, định hướng phát triển không gian của khu vực sông Dinh theo đồ án quy hoạch chung TP PR-TC năm 2016 xác định bởi 05 mục tiêu: (1) tăng trưởng bền vững; (2) năng lượng sạch; (3) đô thị hoá bền vững; (4) bảo tồn thiên nhiên và (5) là khả năng ứng phó BĐKH giảm thiểu rủi ro do thiên tai.

Bản đồ phân khu vực đô thị phát triển dọc hai bờ sông Dinh (Nguồn: Sở Xây dựng)

Trong đó, Quy hoạch khu đô thị dọc hai bên bờ sông Dinh cũng được đề xuất xây dựng với ba điểm chính. Cụ thể:

  • Khu Vực 1: Khu vực đô thị phát triển: Chiến lược phát triển bền vững là giữ nguyên hiện trạng khu vực phía Bắc Sông Dinh khu đô thị hiện hữu của PR-TC và mở rộng phát triển về phía Nam sông Dinh tại các vị trí chiến lược, xây dựng một vùng chuyển tiếp giữa các khu vực đô thị và nông thôn;
  • Khu Vực 2: Khu vực sông: Khu Cư dân đô thị và trung tâm thành phố của PR-TC nằm dọc theo phía Bắc sông Dinh, cần có giải pháp phát triển các không gian công cộng dọc hai bờ sông;
  • Khu Vực 3: Khu vực đô thị nông thôn: Quy hoạch phát triển đô thị ở các khu vực nông thôn một cách hiệu quả, bền vững và thích ứng với BĐKH;

Để định hướng phát triển đô thị PR-TC, khắc phục việc sông Dinh làm ngăn cách địa lý giữa khu vực đô thị PR-TC ở phía Bắc và các làng nông thôn ở phía Nam, thì việc mở rộng đô thị về phía Nam sẽ tạo ra nhiều kết nối và hạ tầng đô thị, các công trình hành chính dọc bờ sông bổ trợ, cung cấp tiện ích công cộng và mở rộng mạng lưới cung cấp hạ tầng cho các khu dân cư.

2.3. Cơ sở nghiên cứu tổ chức không gian đô thị hai bên bờ sông Dinh

Qua nghiên cứu các lý luận về tổ chức không gian cảnh quan, chúng ta thấy rằng để tổ chức tốt cần phải khai thác cảnh quan thiên nhiên hiện có, bảo tồn và sử dụng có hiệu quả cảnh quan văn hóa, lịch sử; phát huy tối đa giá trị hình thành và cải thiện môi trường của các yếu tố trong cảnh quan, không gian xanh. Hiện nay, các quy chuẩn xây dựng đã nêu rõ yêu cầu đối với quy hoạch các khu chức năng đô thị; quy định cụ thể đối với không gian đô thị, cảnh quan đô thị, kiến trúc đô thị, cây xanh. Đến nay, Tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quy hoạch vùng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 , và định hướng TP PR-TC sẽ đóng vai trò là đô thị hạt nhân của vùng tỉnh Ninh Thuận, tập trung vào khai thác du lịch làm động lực phát triển đô thị.

2.3.1. Nghiên cứu một số đô thị ven sông tiêu biểu trên thế giới và ở Việt Nam

Sông Thames là thành phần quan trọng trong cấu trúc của không gian đô thị London, kết hợp mạng lưới giao thông phát triển đô thị theo hướng phi tập trung bên hai bờ sông. Trong thế kỷ 19, London là TP lớn nhất thế giới và qua quá trình phát triển đô thị với nhiều loại hình kiến trúc phong phú. Tuy nhiên, sự phong phú và đa dạng đó vẫn đảm bảo tuân thủ theo cấu trúc tự nhiên cảnh quan bờ sông, tạo ra những quần thể độc đáo, đảm bảo thực hiện tốt chức năng của đô thị, tạo thành kiến trúc cảnh quan ven sông đặc trưng cho TP.

Ở Thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Sông Hàn dài 514km, chảy qua thủ đô với 25 cây cầu bắt qua. Trong bối cảnh phát triển công nghiệp, Sông Hàn trở thành một cột trụ của thương mại, vận tải, thậm chí từng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, chính sách quy hoạch lại không gian đô thị của Seoul, bắt đầu từ việc tổ chức các không gian cảnh quan và xử lý các vấn đề ô nhiễm của Sông Hàn đã được quan tâm đã làm thay đổi bộ mặt đô thị, từng bước khai thác các trật tự không gian mới, phát triển không gian công cộng và cung cấp thêm các cơ sở hạ tầng cho Thủ đô Hàn Quốc.

London bên bờ sông Thames (Nguồn: internet)

Trường hợp quốc gia Singapore, là một quốc đảo được bao phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sơ nhưng trước sự khai thác mạnh mẽ rừng chỉ còn lại 7% (năm 1880). Ngay từ những năm 1963, Singapore thực hiện công cuộc tái tạo để trở thành một thành phố xanh của thế giới, xây dựng một môi trường bền vững cho các thế hệ tương lai. Để làm được điều nay, Singapore tập trung làm tăng diện tích cây xanh với việc ưu tiên trồng những loại cây bản địa, khái thác và sử dụng nhiều giải pháp nhằm tăng hiệu quả xanh, sạch, đẹp cho môi trường và trở TP phố với hệ thống hạ tầng xanh nổi bật, trở thành biểu tượng của Singapore.

Seoul bên bờ sông Hàn (Nguồn: internet)

Ở Việt Nam, các đô thị ven sông là sự kế thừa tiếp nối lịch sử hàng ngàn năm của các thế hệ cha ông đi trước . Các TP ở Việt Nam đều có những đặc điểm chung như TP PR-TC gắn liền với Sông Dinh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan cây xanh, mặt nước, cảnh quan nông nghiệp; với những chức năng và lợi ích quan trọng mà Hệ thống hạ tầng xanh (HTHTX) mang lại cho con người và tự nhiên. Như vậy, để giải quyết tốt vấn đề cảnh quan đô thị, cần có quy hoạch HTHTX, xem HTHTX là cảnh quan đàn hồi hỗ trợ lợi ích cho hệ sinh thái, kinh tế và con người thì chính sách cần phải phát triển nhằm đưa các ý tưởng vào thực tế.

2.3.2. Các xu hướng về phát triển đô thị

Phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba trụ cột chính: Kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Để đô thị phát triển bền vững, cần cân nhắc đến việc cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với vấn đề phát triển con người và bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển các mô hình đô thị hài hòa và nhân văn hơn. Chính những điều đó, có thể thấy mối quan hệ giữa các tiêu chí phát triển đô thị bền vững là một thể thống nhất chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Thiếu một trong các nhóm tiêu chí cũng như những tiêu chí trong các nhóm tiêu chí đều có thể dẫn đến đô thị sẽ không phát triển lành mạnh và càng không thể phát triển đô thị bền vững.

Giữ gìn và phát huy bản sắc đô thị

Một khái niệm khác được đề cập trong phát triển đô thị hiện nay là (HTHTX). Đây là mạng lưới quy hoạch kết nối của các không gian xanh đa chức năng góp phần bảo vệ môi trường sống tự nhiên và đa dạng sinh học, có khả năng đối phó với sự biến đổi của khí hậu và các sinh quyển khác, có khả năng tạo nên lối sống khỏe mạnh và bền vững, tăng cường phúc lợi cho cuộc sống đô thị, cải thiện sự tiếp cận của nghỉ ngơi giải trí với những tài sản xanh, hỗ trợ cho nền kinh tế đô thị và nông thôn, hỗ trợ tốt hơn cho việc quy hoạch và quản lý dài hạn hệ thống không gian và hành lang xanh.

3. Đề xuất các giải pháp quy hoạch không gian đô thị PR-TC

Trên cơ sở phân tích bối cảnh, đánh giá đặc điểm không gian cảnh quan và xác định các vấn đề trong tổ chức không gian cảnh quan tại dọc theo bờ sông Dinh, sau khi nghiên cứu các cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, theo quan điểm của luận văn, cần xây dựng các nguyên tắc cụ thể trong việc tổ chức không gian cảnh quan dọc theo bờ sông Dinh, cụ thể gồm 07 nguyên tắc cơ bản như sau:

3.1 Nguyên tắc 1: Tôn trọng, phục hồi các yếu tố tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên (môi trường, cây xanh, mặt nước,…) là những yếu tố đặc trưng của hai bờ sông Dinh. Trải qua quá trình phát triển, diện tích cây xanh và mặt nước tại hai bờ sông Dinh đang có xu hướng bị thu hẹp dần bởi các hoạt động phát triển đô thị, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và môi trường. Vì vậy, khi tổ chức không gian cảnh quan cần tôn trọng và có các biện pháp bảo vệ, phục hồi các yếu tố tự nhiên để đạt được sự cân bằng trong hệ sinh thái, hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tạo.

3.2 Nguyên tắc 2: Giữ gìn và phát huy bản sắc đô thị

Bản sắc đô thị bao gồm các giá trị vật thể và phi vật thể, là một tài sản vô giá, chỉ có riêng ở mỗi đô thị. Vì vậy, cần thiết phải được giữ gìn và phát huy, làm nổi bật các giá trị cốt lõi của đô thị trong quá trình tổ chức không gian cảnh quan. Trong quá trình tổ chức không gian cảnh quan tại dọc theo bờ sông Dinh, có thể tận dụng những thế mạnh vốn có như nông nghiệp, du lịch, văn hóa, dịch vụ,… để tổ chức các không gian theo mô hình “Làng đô thị” với nhiều chức năng đa dạng, đồng bộ và gắn kết với không gian chung của đô thị TP PR-TC , vừa đảm bảo phát triển vừa giữ gìn được đặc trưng và bản sắc đô thị.

3.3 Nguyên tắc 3: Quy hoạch mạng lưới giao thông đảm bảo khả năng liên kết và tiếp cận các khu vực chức năng

Thực trạng đô thị PR-TC phát triển dọc hai bên bờ sông Dinh có hạ tầng giao thông chưa phát triển đồng bộ. Vì vậy, để đảm bảo thuận tiện trong lưu thông và phát triển kinh tế, cần định hình lại khung giao thông hai bờ sông Dinh theo hướng tổ chức bổ sung trục đường trung tâm của dọc bờ phía bắc Sông Dinh kết nối với trục trung tâm của thành phố PR-TC, bổ sung cầu kết nối sông Dinh với khu vực trung tâm dịch vụ – thương mại – tài chính của thành phố PR-TC, bổ sung tuyến giao thông cấp khu vực liên kết các khu chức năng chính. Về lâu dài, ưu tiên phát triển đa dạng các loại hình giao thông “xanh” như giao thông công cộng, đi bộ, đi xe đạp,…

3.4 Nguyên tắc 4: Hạn chế phát triển đất đai tự phát, nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Hiện tượng đô thị hóa làm mở rộng các khu dân cư tự phát, phát triển và lan rộng ra các không gian cảnh quan hai bên bờ sông Dinh nhưng thiếu đầu tư hạ tầng giao thông, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp dẫn đến công tác đền bù giải tỏa gặp khó khăn trong tương lai. Vì vậy, cần hạn chế phát triển lan tỏa và mở rộng đất đai, lan tỏa từ các khu vực hiện hữu sang các khu vực phát triển mới, khu cây xanh, đất nông nghiệp,… để bảo tồn không gian cảnh quan, bảo vệ môi trường tự nhiên, nâng cao chất lượng sống cho người dân đô thị.

3.5 Nguyên tắc 5: Duy trì mảng xanh, không gian cảnh quan dọc sông kết nối với các khu chức năng bên trong đô thị

Sông Dinh được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông Cái bao bọc, diện tích mảng xanh lớn dọc hai bên bờ sông. Do đó, khi tổ chức không gian cảnh quan trước hết cần duy trì mảng cây xanh tập trung, quản lý chặt để hạn chế phát triển sự lan tỏa của các khu dân cư tự phát, bảo vệ môi trường và diện tích đất nông nghiệp dọc hai bên bờ sông. Để giải pháp tổ chức không gian hiệu quả, đa dạng và mang tính khả thi, có thể nghiên cứu tổ chức khu công viên cây xanh tập trung kết hợp với các mô hình sản xuất nông nghiệp, duy trì các làng nghề, thu hút du lịch.

3.6 Nguyên tắc 6: Quan tâm đến vấn đề thích ứng với BĐKH

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các khu vực cần lưu ý đến vấn đề thích ứng BĐKH và đảm bảo về môi trường. Trong khu vực nghiên cứu có hiện diện các yếu tố tự nhiên như cây xanh, mặt nước,… đây là các yếu tố tạo nên sự hấp dẫn và thu hút người sử dụng, tuy nhiên việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cũng cần phải lưu ý các vấn đề về BĐKH khu vực (nước biển dâng, hạn hán kéo dài,…) để thiết kế giải pháp phù hợp, đồng thời quá trình sử dụng của con người sẽ tác động lớn đến yếu tố tự nhiên, do vậy phải có giải pháp thiết kế cũng như giải pháp quản lý để hạn chế sự ảnh hưởng.

3.7 Nguyên tắc 7: Áp dụng giải pháp hạ tầng xanh và kiến trúc cảnh quan trong phát triển đô thị

Trong bối cảnh BĐKH diễn ra gay gắt, việc quan tâm đến giá trị của cảnh quan sinh thái đô thị, nhất là đối với môi trường hệ sinh thái của khu vực sông Dinh để thiết kế cảnh quan và quản lý kiến trúc nhằm giảm thiểu thiệt hại cho hệ sinh thái, chủ động tối đa hóa cơ hội cho việc tăng cường và tái tạo tài nguyên thiên nhiên của khu vực là điều cần thiết. Vì vậy, chúng ta cần phải xem xét hệ thống cảnh quan, áp dụng các giải pháp hạ tầng xanh trong đô thị một cách toàn diện hơn, tạo ra các kết quả bền vững về kinh tế,sức khỏe và môi trường đảm bảo tính bền vững gắn với trách nhiệm của cộng đồng và xã hội.

4. Kết luận

TP PR-TC sẽ là một thành phố xanh và sôi động được xây dựng dựa trên di sản, kiến thức địa phương, cảnh quan rộng lớn và đa dạng sinh thái. Các phương án phát triển bền vững về sinh sống và học tập được thiết kế đặc biệt để hợp nhất với đặc tính cảnh quan nông thôn và thành thị sẽ được xây dựng thông qua các mô hình đơn vị cộng đồng, tạo nên một cách sống sinh động. Điều này sẽ đóng góp vào sự phát triển, hoạt động và tính đồng nhất của tỉnh Ninh Thuận. Quy hoạch tổng thể thành phố PR-TC 2025 đề xuất mở rộng ranh giới đô thị về phía Nam sông Dinh, với mục tiêu tận dụng cảnh quan hai bên bờ sông, xây dựng chuỗi các hạ tầng thiết chế văn hóa, giải trí với các công trình đi dạo và giao thông không động cơ dọc dòng sông kết nối với các không gian công cộng. Bên cạnh đó,các nghiên cứu về đô thị thích ứng với BĐKH cũng cần được quan tâm nhiều hơn, tập trung phân tích về bối cảnh, đặc điểm không gian cảnh quan, đặc trưng hình thái của sông Dinh nhằm đưa ra được những tiềm năng, giá trị không gian cảnh quan của khu vực, bên cạnh những hạn chế, thách thức mà khu vực này đang đối mặt.

Phát triển không gian KTĐT thích ứng với BĐKH áp dụng giải pháp Hạ tầng xanh và kiến trúc cảnh quan- Sông Kallang- ở Singapore (Nguồn:internet)

Từ bối cảnh, đặc điểm không gian cảnh quan và các vấn đề nêu trên bài báo xác định được cụ thể ba mục tiêu cần giải quyết, đó là (1) xây dựng các nguyên tắc tổ chức không gian cảnh quan, (2) phân vùng và đề xuất định hướng phát triển không gian cảnh quan tổng thể sông Dinh, (3) tổ chức không gian cảnh quan các khu vực điển hình đảm bảo hợp lý, hiệu quả, bảo tồn được các giá trị văn hóa, lịch sử. Qua đó, định hướng phát triển đô thị hai bên bờ sông Dinh phù hợp với tình hình thực tiễn và thích ứng với BĐKH trong thời gian đến góp phần (1) tạo nên nét đặc trưng riêng cho thành phố, làm tăng giá trị cảnh quan, đất đai trong khu vực và tạo nên một không gian đô thị du lịch sinh thái, dịch vụ thương mại hấp dẫn dọc theo bờ sông Dinh, (2) phát triển du lịch của TP, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, (3) làm phong phú thêm không gian kiến trúc cảnh quan, (4) đảm bảo khai thác hợp lý quỹ đất xây dựng, và (5) bảo vệ môi trường, hướng đến một đô thị bền vững, thích ứng với BĐKH.

TS. KTS Phan Bảo An
KTS Nguyễn Thúc Linh


Tài liệu tham khảo
[1] Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư bờ Bắc sông Dinh, phường Bảo An và phường Phước Mỹ, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm;
[2] Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu phố Đông Hải thuộc dự án phát triển hạ tầng khu phố Đông Hải, phường Đông Hải, QĐ-UBND ngày 06/11/2015;
[3] Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư phía Bắc đường Yết Kiêu phường Mỹ Hương, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận. QĐ-UBND ngày 06/11/2015;
[4] Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư khu phố 11, phường Đông Hải, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. QĐ-UBND ngày 06/11/2015;
[5] Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư Gò 31, phường Đông Hải, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. QĐ-UBND ngày 06/11/2015;
[6] Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị hai bên bờ sông Dinh Tp. Phan Rang – Tháp Chàm. QĐ-UBND ngày 06/11/2015;

Đề xuất giải pháp quy hoạch cảnh quan hai bờ sông dinh TP Phan Rang tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận thích ứng với biến đổi khí hậu

1. Mở đầu

Đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển, góp phần thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập người dân và mang lại chất lượng sống cho người dân sống trong đô thị; nhưng cũng đồng thời gây sức ép đối với các vấn đề kinh tế – xã hội, ô nhiễm môi trường, vấn đề nhà ở và nước sạch, vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân – Nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay đòi hỏi công tác quản lý, quy hoạch đô thị phải thay đổi để thích ứng. Việc nghiên cứu các mô hình phát triển đô thị theo hướng thích ứng với BĐKH phù hợp với các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và tỉnh Ninh thuận đã được Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương quan tâm trong những năm qua, nhưng do đặc thù tốc độ đô thị hóa ở tỉnh Ninh Thuận diễn ra chậm hơn so với cả nước nên việc đề xuất, định hướng các mô hình quy hoạch phát triển cho tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế.

Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng, đánh giá, xây dựng mô hình phát triển đô thị phù hợp cho tỉnh Ninh Thuận là cấp thiết trong bối cảnh BĐKH ngày một cực đoan. Bài báo mong muốn xác định đặc điểm đô thị hai bên bờ sông Dinh tại Ninh Thuận và đề xuất mô hình phát triển đô thị thích ứng với BĐKH từ đó góp phần (1) định hướng phát triển bền vững cho đô thị; (2) tạo nên nét đặc trưng riêng cho TP, (3) làm tăng giá trị cảnh quan, đất đai trong khu vực, đảm bảo khai thác hợp lý quỹ đất xây dựng; (4) tạo nên không gian đô thị góp phần vào sự phát triển du lịch của thành phố và (5) bảo vệ môi trường trước BĐKH và tình hình khô hạn, lũ lụt của tỉnh Ninh Thuận trong những năm sắp đến.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Tổng quan về đô thị TP Phan Rang – Tháp Chàm

Tên gọi Ninh Thuận, xuất hiện lần đầu tiên với tên gọi là phủ Ninh Thuận, địa danh hành chính thời vua Minh Mạng vào năm 1832 đến năm 1888 cho đến khi tỉnh Ninh Thuận được thành lập vào năm 1945 (gồm 05 quận: Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha). Sau năm 1975, tỉnh Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng để thành lập tỉnh mới là Thuận Lâm; và sau nhiều lần sáp nhập, chia tách, tỉnh Ninh Thuận được tái lập năm 19911. Đến nay, Ninh Thuận có 07 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thành phố và 06 huyện với 65 đơn vị hành chính cấp xã, 15 đơn vị hành chính cấp phường. Trong đó, TP Phan Rang – Tháp Chàm (PR-TC) gồm 15 phường và 01 xã.

Về địa giới hành chính, khu vực TP PR-TC, tỉnh Ninh thuận trước năm 1653 thuộc phủ Diên Ninh; đến năm 1975, TP PR-TC được phân chia thành 2 đơn vị hành chính là thị trấn An Sơn và quận lỵ quận Bửu Sơn. Sau năm 1975, TP PR-TC có 09 phường2 với diện tích tự nhiên khoảng 4.500 ha với dân số 63.920 người.

Đô thị PR-TC trước năm 1975 (Ảnh: Internet)

Đến năm 1977, thị trấn Phan Rang gồm 06 phường và thị trấn Tháp Chàm gồm 03 phường được thành lập . Năm 1981, thị xã PR-TC được tái lập, gồm 09 phường và 3 xã; đến năm 1983, thị xã PR-TC sáp nhập thêm 2 xã Đông Hải và Mỹ Hải của huyện Ninh Hải và có tổng diện tích tự nhiên gần 10.000 ha, dân số khoảng 84.000 người. Tỉnh Ninh Thuận được tái lập vào ngày 1/4/1992 , thị xã PR-TC trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận và được Chính phủ công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận vào năm 2015.

Đô thị PR-TC trước năm 1992 và ngày nay (Ảnh: Internet)

2.2. Thực trạng không gian đô thị hai bờ sông Dinh

TP PR-TC có dân số trung bình 18.298.000 người, mật độ dân số 2.125 người/km2 (theo số liệu năm 2020) tập trung chủ yếu dọc hai bên bờ sông Dinh. Cũng vì vậy mà TP PR-TC là một thực thể không tách rời với Sông Dinh, con sông bắt nguồn từ dãy núi cao E Lâm Thượng giáp với tỉnh Lâm Đồng đổ ra biển Đông ở vịnh Phan Rang, có chiều dài 119 km, lòng sông dốc và có đá tảng với đặc điểm: mùa mưa từ tháng 9 đến 12 với dòng chảy lớn có lũ và mùa kiệt từ tháng 01 đến tháng 8. Sông Dinh chảy qua TP PR-TC tạo cảnh quan đặc trưng chính cho TP, cũng là vấn đề được quan tâm nghiên cứu khi quá trình đô thị hóa trong những năm qua.

Không gian đô thị hai bờ Sông Dinh Trước năm 1975 (Nguồn: Hội VHNT)
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất – QH phân khu 1/2000 (Nguồn: Sở Xây dựng)

2.2.1. Thực trạng phát triển không gian đô thị

Đô thị PR-TC có các khu dân cư hiện hữu, ít biến động. Trong đó, hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu dọc hai bờ sông Dinh có tổng diện tích 830 ha (chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, trồng các loại cây ăn quả, hoa màu, lúa, chiếm 62,9%; đất ở và các công trình dịch vụ công cộng chiếm 16%, còn lại là đất nghĩa trang, giao thông, mặt nước, đất trống chưa sử dụng, … chiếm khoảng 21%). Không gian cảnh quan hai bên bờ sông Dinh đa dạng với nhiều công trình có chức năng thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa… nhưng với quy mô tương đối nhỏ, bố trí rải rác trong các khu dân cư hiện hữu, phân bố không đồng đều, chủ yếu là các khu đã hình thành từ lâu.

2.2.2. Thực trạng công trình kiến trúc

Trong khu vực nghiên cứu, theo số liệu thống kê có khoảng 5.325 căn nhà, trong đó khoảng 140 căn nhà kiên cố cao 02 tầng có mái ngói hoặc mái bằng nằm rải rác trên tuyến giao thông chính khu vực; 3.784 nhà bán kiên cố cao 01 tầng xây gạch, mái tole; 1.401 căn nhà tạm, mái tole. Ngoài ra, còn có một số công trình công cộng và một số công trình tôn giáo có hình thức kiến trúc đẹp, kiên cố.

Không gian đô thị hai bên bờ sông Dinh hiện nay (Nguồn: internet)

Về cơ bản, khu vực đô thị hai bên bờ sông Dinh được hình thành từ lâu đời, các không gian công cộng xen kẽ nhưng chưa được tổ chức tốt, nhiều công trình công cộng, tôn giáo, nhà ở xen lẫn có hình thức tự do, thiếu đồng nhất và chưa hình thành cảnh quan tổng thể chung, chưa tạo được các nét đặc trưng cho đô thị; cảnh quan dọc sông chưa được khai thác hiệu quả và làm tăng giá trị quỹ đất.

2.2.3. Thực trạng nghiên cứu quy hoạch phát triển không gian

Trong thời gian qua, chính quyền TP PR-TC và tỉnh Ninh Thuận đã có những chỉ đạo, đầu tư trong công tác quy hoạch, tổ chức cảnh quan đô thị. Cụ thể, định hướng phát triển không gian của khu vực sông Dinh theo đồ án quy hoạch chung TP PR-TC năm 2016 xác định bởi 05 mục tiêu: (1) tăng trưởng bền vững; (2) năng lượng sạch; (3) đô thị hoá bền vững; (4) bảo tồn thiên nhiên và (5) là khả năng ứng phó BĐKH giảm thiểu rủi ro do thiên tai.

Bản đồ phân khu vực đô thị phát triển dọc hai bờ sông Dinh (Nguồn: Sở Xây dựng)

Trong đó, Quy hoạch khu đô thị dọc hai bên bờ sông Dinh cũng được đề xuất xây dựng với ba điểm chính. Cụ thể:

  • Khu Vực 1: Khu vực đô thị phát triển: Chiến lược phát triển bền vững là giữ nguyên hiện trạng khu vực phía Bắc Sông Dinh khu đô thị hiện hữu của PR-TC và mở rộng phát triển về phía Nam sông Dinh tại các vị trí chiến lược, xây dựng một vùng chuyển tiếp giữa các khu vực đô thị và nông thôn;
  • Khu Vực 2: Khu vực sông: Khu Cư dân đô thị và trung tâm thành phố của PR-TC nằm dọc theo phía Bắc sông Dinh, cần có giải pháp phát triển các không gian công cộng dọc hai bờ sông;
  • Khu Vực 3: Khu vực đô thị nông thôn: Quy hoạch phát triển đô thị ở các khu vực nông thôn một cách hiệu quả, bền vững và thích ứng với BĐKH;

Để định hướng phát triển đô thị PR-TC, khắc phục việc sông Dinh làm ngăn cách địa lý giữa khu vực đô thị PR-TC ở phía Bắc và các làng nông thôn ở phía Nam, thì việc mở rộng đô thị về phía Nam sẽ tạo ra nhiều kết nối và hạ tầng đô thị, các công trình hành chính dọc bờ sông bổ trợ, cung cấp tiện ích công cộng và mở rộng mạng lưới cung cấp hạ tầng cho các khu dân cư.

2.3. Cơ sở nghiên cứu tổ chức không gian đô thị hai bên bờ sông Dinh

Qua nghiên cứu các lý luận về tổ chức không gian cảnh quan, chúng ta thấy rằng để tổ chức tốt cần phải khai thác cảnh quan thiên nhiên hiện có, bảo tồn và sử dụng có hiệu quả cảnh quan văn hóa, lịch sử; phát huy tối đa giá trị hình thành và cải thiện môi trường của các yếu tố trong cảnh quan, không gian xanh. Hiện nay, các quy chuẩn xây dựng đã nêu rõ yêu cầu đối với quy hoạch các khu chức năng đô thị; quy định cụ thể đối với không gian đô thị, cảnh quan đô thị, kiến trúc đô thị, cây xanh. Đến nay, Tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quy hoạch vùng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 , và định hướng TP PR-TC sẽ đóng vai trò là đô thị hạt nhân của vùng tỉnh Ninh Thuận, tập trung vào khai thác du lịch làm động lực phát triển đô thị.

2.3.1. Nghiên cứu một số đô thị ven sông tiêu biểu trên thế giới và ở Việt Nam

Sông Thames là thành phần quan trọng trong cấu trúc của không gian đô thị London, kết hợp mạng lưới giao thông phát triển đô thị theo hướng phi tập trung bên hai bờ sông. Trong thế kỷ 19, London là TP lớn nhất thế giới và qua quá trình phát triển đô thị với nhiều loại hình kiến trúc phong phú. Tuy nhiên, sự phong phú và đa dạng đó vẫn đảm bảo tuân thủ theo cấu trúc tự nhiên cảnh quan bờ sông, tạo ra những quần thể độc đáo, đảm bảo thực hiện tốt chức năng của đô thị, tạo thành kiến trúc cảnh quan ven sông đặc trưng cho TP.

Ở Thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Sông Hàn dài 514km, chảy qua thủ đô với 25 cây cầu bắt qua. Trong bối cảnh phát triển công nghiệp, Sông Hàn trở thành một cột trụ của thương mại, vận tải, thậm chí từng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, chính sách quy hoạch lại không gian đô thị của Seoul, bắt đầu từ việc tổ chức các không gian cảnh quan và xử lý các vấn đề ô nhiễm của Sông Hàn đã được quan tâm đã làm thay đổi bộ mặt đô thị, từng bước khai thác các trật tự không gian mới, phát triển không gian công cộng và cung cấp thêm các cơ sở hạ tầng cho Thủ đô Hàn Quốc.

London bên bờ sông Thames (Nguồn: internet)

Trường hợp quốc gia Singapore, là một quốc đảo được bao phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sơ nhưng trước sự khai thác mạnh mẽ rừng chỉ còn lại 7% (năm 1880). Ngay từ những năm 1963, Singapore thực hiện công cuộc tái tạo để trở thành một thành phố xanh của thế giới, xây dựng một môi trường bền vững cho các thế hệ tương lai. Để làm được điều nay, Singapore tập trung làm tăng diện tích cây xanh với việc ưu tiên trồng những loại cây bản địa, khái thác và sử dụng nhiều giải pháp nhằm tăng hiệu quả xanh, sạch, đẹp cho môi trường và trở TP phố với hệ thống hạ tầng xanh nổi bật, trở thành biểu tượng của Singapore.

Seoul bên bờ sông Hàn (Nguồn: internet)

Ở Việt Nam, các đô thị ven sông là sự kế thừa tiếp nối lịch sử hàng ngàn năm của các thế hệ cha ông đi trước . Các TP ở Việt Nam đều có những đặc điểm chung như TP PR-TC gắn liền với Sông Dinh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan cây xanh, mặt nước, cảnh quan nông nghiệp; với những chức năng và lợi ích quan trọng mà Hệ thống hạ tầng xanh (HTHTX) mang lại cho con người và tự nhiên. Như vậy, để giải quyết tốt vấn đề cảnh quan đô thị, cần có quy hoạch HTHTX, xem HTHTX là cảnh quan đàn hồi hỗ trợ lợi ích cho hệ sinh thái, kinh tế và con người thì chính sách cần phải phát triển nhằm đưa các ý tưởng vào thực tế.

2.3.2. Các xu hướng về phát triển đô thị

Phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba trụ cột chính: Kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Để đô thị phát triển bền vững, cần cân nhắc đến việc cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với vấn đề phát triển con người và bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển các mô hình đô thị hài hòa và nhân văn hơn. Chính những điều đó, có thể thấy mối quan hệ giữa các tiêu chí phát triển đô thị bền vững là một thể thống nhất chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Thiếu một trong các nhóm tiêu chí cũng như những tiêu chí trong các nhóm tiêu chí đều có thể dẫn đến đô thị sẽ không phát triển lành mạnh và càng không thể phát triển đô thị bền vững.

Giữ gìn và phát huy bản sắc đô thị

Một khái niệm khác được đề cập trong phát triển đô thị hiện nay là (HTHTX). Đây là mạng lưới quy hoạch kết nối của các không gian xanh đa chức năng góp phần bảo vệ môi trường sống tự nhiên và đa dạng sinh học, có khả năng đối phó với sự biến đổi của khí hậu và các sinh quyển khác, có khả năng tạo nên lối sống khỏe mạnh và bền vững, tăng cường phúc lợi cho cuộc sống đô thị, cải thiện sự tiếp cận của nghỉ ngơi giải trí với những tài sản xanh, hỗ trợ cho nền kinh tế đô thị và nông thôn, hỗ trợ tốt hơn cho việc quy hoạch và quản lý dài hạn hệ thống không gian và hành lang xanh.

3. Đề xuất các giải pháp quy hoạch không gian đô thị PR-TC

Trên cơ sở phân tích bối cảnh, đánh giá đặc điểm không gian cảnh quan và xác định các vấn đề trong tổ chức không gian cảnh quan tại dọc theo bờ sông Dinh, sau khi nghiên cứu các cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, theo quan điểm của luận văn, cần xây dựng các nguyên tắc cụ thể trong việc tổ chức không gian cảnh quan dọc theo bờ sông Dinh, cụ thể gồm 07 nguyên tắc cơ bản như sau:

3.1 Nguyên tắc 1: Tôn trọng, phục hồi các yếu tố tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên (môi trường, cây xanh, mặt nước,…) là những yếu tố đặc trưng của hai bờ sông Dinh. Trải qua quá trình phát triển, diện tích cây xanh và mặt nước tại hai bờ sông Dinh đang có xu hướng bị thu hẹp dần bởi các hoạt động phát triển đô thị, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và môi trường. Vì vậy, khi tổ chức không gian cảnh quan cần tôn trọng và có các biện pháp bảo vệ, phục hồi các yếu tố tự nhiên để đạt được sự cân bằng trong hệ sinh thái, hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tạo.

3.2 Nguyên tắc 2: Giữ gìn và phát huy bản sắc đô thị

Bản sắc đô thị bao gồm các giá trị vật thể và phi vật thể, là một tài sản vô giá, chỉ có riêng ở mỗi đô thị. Vì vậy, cần thiết phải được giữ gìn và phát huy, làm nổi bật các giá trị cốt lõi của đô thị trong quá trình tổ chức không gian cảnh quan. Trong quá trình tổ chức không gian cảnh quan tại dọc theo bờ sông Dinh, có thể tận dụng những thế mạnh vốn có như nông nghiệp, du lịch, văn hóa, dịch vụ,… để tổ chức các không gian theo mô hình “Làng đô thị” với nhiều chức năng đa dạng, đồng bộ và gắn kết với không gian chung của đô thị TP PR-TC , vừa đảm bảo phát triển vừa giữ gìn được đặc trưng và bản sắc đô thị.

3.3 Nguyên tắc 3: Quy hoạch mạng lưới giao thông đảm bảo khả năng liên kết và tiếp cận các khu vực chức năng

Thực trạng đô thị PR-TC phát triển dọc hai bên bờ sông Dinh có hạ tầng giao thông chưa phát triển đồng bộ. Vì vậy, để đảm bảo thuận tiện trong lưu thông và phát triển kinh tế, cần định hình lại khung giao thông hai bờ sông Dinh theo hướng tổ chức bổ sung trục đường trung tâm của dọc bờ phía bắc Sông Dinh kết nối với trục trung tâm của thành phố PR-TC, bổ sung cầu kết nối sông Dinh với khu vực trung tâm dịch vụ – thương mại – tài chính của thành phố PR-TC, bổ sung tuyến giao thông cấp khu vực liên kết các khu chức năng chính. Về lâu dài, ưu tiên phát triển đa dạng các loại hình giao thông “xanh” như giao thông công cộng, đi bộ, đi xe đạp,…

3.4 Nguyên tắc 4: Hạn chế phát triển đất đai tự phát, nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Hiện tượng đô thị hóa làm mở rộng các khu dân cư tự phát, phát triển và lan rộng ra các không gian cảnh quan hai bên bờ sông Dinh nhưng thiếu đầu tư hạ tầng giao thông, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp dẫn đến công tác đền bù giải tỏa gặp khó khăn trong tương lai. Vì vậy, cần hạn chế phát triển lan tỏa và mở rộng đất đai, lan tỏa từ các khu vực hiện hữu sang các khu vực phát triển mới, khu cây xanh, đất nông nghiệp,… để bảo tồn không gian cảnh quan, bảo vệ môi trường tự nhiên, nâng cao chất lượng sống cho người dân đô thị.

3.5 Nguyên tắc 5: Duy trì mảng xanh, không gian cảnh quan dọc sông kết nối với các khu chức năng bên trong đô thị

Sông Dinh được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông Cái bao bọc, diện tích mảng xanh lớn dọc hai bên bờ sông. Do đó, khi tổ chức không gian cảnh quan trước hết cần duy trì mảng cây xanh tập trung, quản lý chặt để hạn chế phát triển sự lan tỏa của các khu dân cư tự phát, bảo vệ môi trường và diện tích đất nông nghiệp dọc hai bên bờ sông. Để giải pháp tổ chức không gian hiệu quả, đa dạng và mang tính khả thi, có thể nghiên cứu tổ chức khu công viên cây xanh tập trung kết hợp với các mô hình sản xuất nông nghiệp, duy trì các làng nghề, thu hút du lịch.

3.6 Nguyên tắc 6: Quan tâm đến vấn đề thích ứng với BĐKH

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các khu vực cần lưu ý đến vấn đề thích ứng BĐKH và đảm bảo về môi trường. Trong khu vực nghiên cứu có hiện diện các yếu tố tự nhiên như cây xanh, mặt nước,… đây là các yếu tố tạo nên sự hấp dẫn và thu hút người sử dụng, tuy nhiên việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cũng cần phải lưu ý các vấn đề về BĐKH khu vực (nước biển dâng, hạn hán kéo dài,…) để thiết kế giải pháp phù hợp, đồng thời quá trình sử dụng của con người sẽ tác động lớn đến yếu tố tự nhiên, do vậy phải có giải pháp thiết kế cũng như giải pháp quản lý để hạn chế sự ảnh hưởng.

3.7 Nguyên tắc 7: Áp dụng giải pháp hạ tầng xanh và kiến trúc cảnh quan trong phát triển đô thị

Trong bối cảnh BĐKH diễn ra gay gắt, việc quan tâm đến giá trị của cảnh quan sinh thái đô thị, nhất là đối với môi trường hệ sinh thái của khu vực sông Dinh để thiết kế cảnh quan và quản lý kiến trúc nhằm giảm thiểu thiệt hại cho hệ sinh thái, chủ động tối đa hóa cơ hội cho việc tăng cường và tái tạo tài nguyên thiên nhiên của khu vực là điều cần thiết. Vì vậy, chúng ta cần phải xem xét hệ thống cảnh quan, áp dụng các giải pháp hạ tầng xanh trong đô thị một cách toàn diện hơn, tạo ra các kết quả bền vững về kinh tế,sức khỏe và môi trường đảm bảo tính bền vững gắn với trách nhiệm của cộng đồng và xã hội.

4. Kết luận

TP PR-TC sẽ là một thành phố xanh và sôi động được xây dựng dựa trên di sản, kiến thức địa phương, cảnh quan rộng lớn và đa dạng sinh thái. Các phương án phát triển bền vững về sinh sống và học tập được thiết kế đặc biệt để hợp nhất với đặc tính cảnh quan nông thôn và thành thị sẽ được xây dựng thông qua các mô hình đơn vị cộng đồng, tạo nên một cách sống sinh động. Điều này sẽ đóng góp vào sự phát triển, hoạt động và tính đồng nhất của tỉnh Ninh Thuận. Quy hoạch tổng thể thành phố PR-TC 2025 đề xuất mở rộng ranh giới đô thị về phía Nam sông Dinh, với mục tiêu tận dụng cảnh quan hai bên bờ sông, xây dựng chuỗi các hạ tầng thiết chế văn hóa, giải trí với các công trình đi dạo và giao thông không động cơ dọc dòng sông kết nối với các không gian công cộng. Bên cạnh đó,các nghiên cứu về đô thị thích ứng với BĐKH cũng cần được quan tâm nhiều hơn, tập trung phân tích về bối cảnh, đặc điểm không gian cảnh quan, đặc trưng hình thái của sông Dinh nhằm đưa ra được những tiềm năng, giá trị không gian cảnh quan của khu vực, bên cạnh những hạn chế, thách thức mà khu vực này đang đối mặt.

Phát triển không gian KTĐT thích ứng với BĐKH áp dụng giải pháp Hạ tầng xanh và kiến trúc cảnh quan- Sông Kallang- ở Singapore (Nguồn:internet)

Từ bối cảnh, đặc điểm không gian cảnh quan và các vấn đề nêu trên bài báo xác định được cụ thể ba mục tiêu cần giải quyết, đó là (1) xây dựng các nguyên tắc tổ chức không gian cảnh quan, (2) phân vùng và đề xuất định hướng phát triển không gian cảnh quan tổng thể sông Dinh, (3) tổ chức không gian cảnh quan các khu vực điển hình đảm bảo hợp lý, hiệu quả, bảo tồn được các giá trị văn hóa, lịch sử. Qua đó, định hướng phát triển đô thị hai bên bờ sông Dinh phù hợp với tình hình thực tiễn và thích ứng với BĐKH trong thời gian đến góp phần (1) tạo nên nét đặc trưng riêng cho thành phố, làm tăng giá trị cảnh quan, đất đai trong khu vực và tạo nên một không gian đô thị du lịch sinh thái, dịch vụ thương mại hấp dẫn dọc theo bờ sông Dinh, (2) phát triển du lịch của TP, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, (3) làm phong phú thêm không gian kiến trúc cảnh quan, (4) đảm bảo khai thác hợp lý quỹ đất xây dựng, và (5) bảo vệ môi trường, hướng đến một đô thị bền vững, thích ứng với BĐKH.

TS. KTS Phan Bảo An
KTS Nguyễn Thúc Linh


Tài liệu tham khảo
[1] Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư bờ Bắc sông Dinh, phường Bảo An và phường Phước Mỹ, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm;
[2] Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu phố Đông Hải thuộc dự án phát triển hạ tầng khu phố Đông Hải, phường Đông Hải, QĐ-UBND ngày 06/11/2015;
[3] Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư phía Bắc đường Yết Kiêu phường Mỹ Hương, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận. QĐ-UBND ngày 06/11/2015;
[4] Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư khu phố 11, phường Đông Hải, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. QĐ-UBND ngày 06/11/2015;
[5] Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư Gò 31, phường Đông Hải, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. QĐ-UBND ngày 06/11/2015;
[6] Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị hai bên bờ sông Dinh Tp. Phan Rang – Tháp Chàm. QĐ-UBND ngày 06/11/2015;

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét