Ngày 8/4/2021 vừa qua, tại Trường Đại học Xây dựng đã diễn ra Hội thảo khoa học: “Giải pháp thiết kế Không gian công cộng nhằm phục vụ cộng đồng và phát triển du lịch” thuộc đề tài Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Quang Minh làm chủ nhiệm. Tại hội thảo, các chuyên gia đã cùng trao đổi về thực tế và tầm quan trọng trong việc tổ chức các không gian công cộng (KGCC), với ví dụ cụ thể từ các KGCC khu vực quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp thiết kế KGCC.

Mở đầu hội thảo, PGS.TS Nguyễn Quang Minh – Bộ môn Kiến trúc Dân dụng, Trường Đại học Xây dựng đã trình bày tham luận về “Tổ chức KGCC tuyến phố Hàng Đào – Đồng Xuân trong khu phố cổ phục vụ công đồng dân cư và góp phần phát triển du lịch quận Hoàn Kiếm”. Trong đó, chuyên gia nhấn mạnh: “KGCC đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo lập không gian và vận hành các hoạt động của bất kỳ một đô thị nào, để đô thị ấy có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cư dân, trong đó có nghỉ ngơi thư giãn – hưởng thụ các giá trí vật chất lẫn tinh thần – và giao tiếp xã hội.

Từ dẫn luận mở đầu, các chuyên gia tiếp tục mở rộng nội dung trao đổi về KGCC tại khu vực nội đô lịch sử nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. TS. KTS Trương Văn Quảng, Hội Quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam (VUPDA) chia sẻ nghiên cứu về Quy hoạch mạng lưới KGCC và khu vực nội đô Hà Nội. Khu vực nội đô Hà Nội theo quyết định 1259 có diện tích khoảng trên 3800ha, gồm 5 quận là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, một phần phía Bắc quận Hai Bà Trưng và Tây Hồ. Khu vực nội đô lịch sử có những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, nghệ thuật tổ chức không gian… đã từ lâu tạo nên những giá trị tinh thần nơi chốn của Hà Nội.

PGS. TS Phạm Hùng Cường, Trưởng Bộ môn Quy hoạch Đại học Xây dựng chia sẻ nghiên cứu về thiết kế đô thị trong quảng trường và KGCC trong khu vực trung tâm nội đô ở Hà Nội. Trong đó, ông Phạm Hùng Cường cho biết: “Qua nghiên cứu đánh giá về các không gian quảng trường, không gian công cộng hiện nay cho thấy có các hạn chế cơ bản đó là thiếu sự đa dạng về hình thái không gian và sự đơn điệu trong chức năng của quảng trường. Cả hai yếu tố này đã làm giảm đi đáng kể sức hút của các không gian công cộng.”

Từ những chia sẻ, nghiên cứu về những vấn đề tồn tại ở các KGCC khu vực nội đô lịch sử Hà Nội, tại hội thảo, các chuyên gia cũng chia sẻ về các giải pháp hạ tầng xanh, công nghệ thông minh, tiết kiệm năng lượng trong tổ chức KGCC tại Hà Nội; Các giải pháp quản lý, tái thiết và chính sách để phục vụ cộng đồng và phát triển du lịch, hướng tới thành phố đáng sống; Giải pháp tổ chức quản lý KGCC trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Đồng thời, Hội thảo không chỉ mang đến các tham luận lý thuyết mà còn các tham luận giới thiệu thực tiễn, từ các không gian nhỏ phục vụ cho tổ chức không gian công cộng khu vực quận Hoàn Kiếm; Hệ sinh thái nhân văn trong tổ chức KGCC – trường hợp tuyến đi bộ khu vực 131 Vòm cầu dẫn Phùng Hưng – ga Long Biên, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Không gian công cộng khu vực chợ Đồng Xuân, Hà Nội đến các KGCC cho người khuyết tật, hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội.

Ngoài ra, hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho tham luận từ khách mời tham dự. Có thể nói, với góc nhìn từ tổng thể tới chi tiết, bàn về chủ đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận hiện nay, Hội thảo đã nêu ra được những vấn đề nổi bật trong phát triển không gian công cộng hiện nay và đề ra những hướng giải quyết hết sức thực tế. Mong rằng, trong thời gian sắp tới sẽ có thêm nhiều hội thảo chuyên ngành, bàn về các nội dung xã hội thời sự hiện nay.

Hiện tại, Tạp chí Kiến trúc đang phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống (Đại diện bởi ECUE) tổ chức  Cuộc thi Thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội, trong đó có hạng mục dự thi: Tổ chức không gian sáng tạo trên cơ sở khai thác các công trình công nghiệp trong đô thị và các công trình lưu trữ giá trị lịch sử phải chuyển đổi, di dời và Bảo tồn, phát huy các giá trị trong thời đại mới. Hy vọng, Cuộc thi sẽ là dịp để các KTS đồng hành cùng Hà Nội trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, các dấu ấn lịch sử của Hà Nội.

Thu Vân – TCKT.VN
© Tạp chí kiến trúc

Giải pháp thiết kế Không gian công cộng nhằm phục vụ cộng đồng và phát triển du lịch

Ngày 8/4/2021 vừa qua, tại Trường Đại học Xây dựng đã diễn ra Hội thảo khoa học: “Giải pháp thiết kế Không gian công cộng nhằm phục vụ cộng đồng và phát triển du lịch” thuộc đề tài Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Quang Minh làm chủ nhiệm. Tại hội thảo, các chuyên gia đã cùng trao đổi về thực tế và tầm quan trọng trong việc tổ chức các không gian công cộng (KGCC), với ví dụ cụ thể từ các KGCC khu vực quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp thiết kế KGCC.

Mở đầu hội thảo, PGS.TS Nguyễn Quang Minh – Bộ môn Kiến trúc Dân dụng, Trường Đại học Xây dựng đã trình bày tham luận về “Tổ chức KGCC tuyến phố Hàng Đào – Đồng Xuân trong khu phố cổ phục vụ công đồng dân cư và góp phần phát triển du lịch quận Hoàn Kiếm”. Trong đó, chuyên gia nhấn mạnh: “KGCC đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo lập không gian và vận hành các hoạt động của bất kỳ một đô thị nào, để đô thị ấy có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cư dân, trong đó có nghỉ ngơi thư giãn – hưởng thụ các giá trí vật chất lẫn tinh thần – và giao tiếp xã hội.

Từ dẫn luận mở đầu, các chuyên gia tiếp tục mở rộng nội dung trao đổi về KGCC tại khu vực nội đô lịch sử nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. TS. KTS Trương Văn Quảng, Hội Quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam (VUPDA) chia sẻ nghiên cứu về Quy hoạch mạng lưới KGCC và khu vực nội đô Hà Nội. Khu vực nội đô Hà Nội theo quyết định 1259 có diện tích khoảng trên 3800ha, gồm 5 quận là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, một phần phía Bắc quận Hai Bà Trưng và Tây Hồ. Khu vực nội đô lịch sử có những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, nghệ thuật tổ chức không gian… đã từ lâu tạo nên những giá trị tinh thần nơi chốn của Hà Nội.

PGS. TS Phạm Hùng Cường, Trưởng Bộ môn Quy hoạch Đại học Xây dựng chia sẻ nghiên cứu về thiết kế đô thị trong quảng trường và KGCC trong khu vực trung tâm nội đô ở Hà Nội. Trong đó, ông Phạm Hùng Cường cho biết: “Qua nghiên cứu đánh giá về các không gian quảng trường, không gian công cộng hiện nay cho thấy có các hạn chế cơ bản đó là thiếu sự đa dạng về hình thái không gian và sự đơn điệu trong chức năng của quảng trường. Cả hai yếu tố này đã làm giảm đi đáng kể sức hút của các không gian công cộng.”

Từ những chia sẻ, nghiên cứu về những vấn đề tồn tại ở các KGCC khu vực nội đô lịch sử Hà Nội, tại hội thảo, các chuyên gia cũng chia sẻ về các giải pháp hạ tầng xanh, công nghệ thông minh, tiết kiệm năng lượng trong tổ chức KGCC tại Hà Nội; Các giải pháp quản lý, tái thiết và chính sách để phục vụ cộng đồng và phát triển du lịch, hướng tới thành phố đáng sống; Giải pháp tổ chức quản lý KGCC trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Đồng thời, Hội thảo không chỉ mang đến các tham luận lý thuyết mà còn các tham luận giới thiệu thực tiễn, từ các không gian nhỏ phục vụ cho tổ chức không gian công cộng khu vực quận Hoàn Kiếm; Hệ sinh thái nhân văn trong tổ chức KGCC – trường hợp tuyến đi bộ khu vực 131 Vòm cầu dẫn Phùng Hưng – ga Long Biên, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Không gian công cộng khu vực chợ Đồng Xuân, Hà Nội đến các KGCC cho người khuyết tật, hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội.

Ngoài ra, hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho tham luận từ khách mời tham dự. Có thể nói, với góc nhìn từ tổng thể tới chi tiết, bàn về chủ đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận hiện nay, Hội thảo đã nêu ra được những vấn đề nổi bật trong phát triển không gian công cộng hiện nay và đề ra những hướng giải quyết hết sức thực tế. Mong rằng, trong thời gian sắp tới sẽ có thêm nhiều hội thảo chuyên ngành, bàn về các nội dung xã hội thời sự hiện nay.

Hiện tại, Tạp chí Kiến trúc đang phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống (Đại diện bởi ECUE) tổ chức  Cuộc thi Thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội, trong đó có hạng mục dự thi: Tổ chức không gian sáng tạo trên cơ sở khai thác các công trình công nghiệp trong đô thị và các công trình lưu trữ giá trị lịch sử phải chuyển đổi, di dời và Bảo tồn, phát huy các giá trị trong thời đại mới. Hy vọng, Cuộc thi sẽ là dịp để các KTS đồng hành cùng Hà Nội trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, các dấu ấn lịch sử của Hà Nội.

Thu Vân – TCKT.VN
© Tạp chí kiến trúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét