Không gian chuyển tiếp (KGCT) trong kiến trúc nói chung và nhà ở riêng lẻ (NORL) nói riêng là yếu tố cần thiết và có giá trị lịch sử, môi trường và văn hóa đặc sắc tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Qua các giai đoạn lịch sử, mặc dù lối sống của người Việt có nhiều chuyển biến, khái niệm và nhu cầu về KGCT “mái hiên nhà, ban công, sân trong” vẫn luôn hiện hữu, trong tổ chức không gian một số nhà ở riêng lẻ và chung cư, được cộng đồng chuyên môn và cư dân đánh giá cao. Bài viết xem xét quá trình biến đổi KGCT của nhà ở tại TP HCM từ năm 1860 đến nay, thông qua các biểu hiện điển hình để xác định các nhóm vai trò đặc trưng của KGCT trong NORL ở TP HCM.

Tổng quan chung về KGCT

Trong lịch sử, KGCT được định nghĩa là vùng không gian có trạng thái chuyển đổi và nằm ở giữa các không gian cơ bản: Riêng tư hoặc công cộng. Về sau này, Christos Chrisovalantis Bolos, với nghiên cứu “KGCT trong kiến trúc: Một số yếu tố kinh nghiệm, tác giả đã trình bày quan điểm: KGCT là cầu nối giữa nội thất và ngoại thất…” Những không gian này, với vai trò chuyển tiếp, dẫn dắt người ta từ bên ngoài vào không gian bên trong công trình, thông qua một khoảng “chồng lấn” của thiên nhiên và công trình (Hình 1).

Đặc điểm KGCT là sự kết nối tính chất không gian giữa trong và ngoài nhà. Ở góc độ môi trường, sự thay đổi tính chất vi khí hậu giúp xác định đâu là một KGCT. Sự khác biệt về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,… giữa môi trường tự nhiên và không gian sống rất lớn. KGCT chính là khoảng đệm, trung hòa môi trường, hạn chế các tác động của sự chênh lệch đó đối với sức khỏe và tạo sự thoải mái cho người sử dụng.

Hình 1. Các biểu hiện của KGCT trong kiến trúc (Nguồn: 7)
Hình 2. Sự thay đổi của các tính chất môi trường qua các không gian (Nguồn: Tác giả)

Trong lịch sử phát triển của TP HCM, NORL được phát triển rộng rãi. Do điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, KGCT đã được ứng dụng trong kiến trúc nhà ở dân gian từ xưa. Hình ảnh hiên nhà, sân trong khá phổ biến. hình thức biểu hiện của KGCT cũng rất đa dạng, tùy theo loại Hình và quy hoạch. Về cơ bản, vị trí và hình thức của KGCT trong NORL tại TP HCM được thể hiện trong hình 3
Sự phát triển của KGCT có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình phát triển loại hình NORL tại TP HCM. Theo từng giai đoạn của lịch sử, kiến trúc nhà ở tại TP HCM có sự biến đổi do tác động của: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Do vậy, biểu hiện của KGCT trong NORL cũng có sự biến đổi.

1. Thời kỳ trước năm 1860

Cách đây khoảng 3000 – 4000 năm, những nhóm cư dân cổ sinh sống tại Sài Gòn với nhiều nền văn hóa đã biết canh tác nông nghiệp, xây dựng các ngôi nhà tạm để sinh sống. Đến giữa thế kỷ 17, cuộc di dân người Việt đến khai phá vùng đất mới phía Nam diễn ra. Sài Gòn là một trong những nơi được lựa chọn để định cư. Kiến trúc nhà lúc này chỉ là nhà tạm bợ, nhà sàn đất và sau này phát triển mô hình nhà truyền thống Nam Bộ. Biểu hiện của KGCT cũng rất đơn giản, hỗ trợ che nắng mưa, giảm các yếu tố khắc nghiệt của môi trường.

Trong nhà ở truyền thống, các gian nhà bố cục phân tách xen cài các sân trong, vườn nhà và hàng hiên. Sân nhà thường tổ chức các hoạt động nuôi trồng, làm nghề thủ công kéo dài từ sân vườn cho đến nhà chính, nhà phụ. Do khí hậu ở đây có phần mát mẻ và không khắc nghiệt như ở miền Bắc và Trung nên sân vườn của nhà tổ chức linh hoạt hơn, dành nhiều diện tích cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, với bố cục tự do hơn. Bên cạnh đó, bố cục các thành phần trong sân trong nhiều ngôi nhà cũng theo quan điểm phong thủy – trước cau, sau chuối, “tiền đường tụ thủy”. Xung quanh khu đất được bao bọc bởi hàng rào cây xanh, tạo ranh giới cụ thể, khẳng định sự riêng tư trong gia đình.

Nếu không gian sân vườn chào đón, diễn ra nhiều giao tiếp cộng đồng, lễ hội, hàng hiên có sự riêng tư hơn, chỉ dành để tiếp khách và diễn ra các hoạt động trong nhà. Hàng hiên kéo dài khắp nhà, vươn dài ra khỏi mặt tường, giúp hạn chế nắng nóng và che mưa. Đây cũng là không gian sum họp, diễn ra nhiều hoạt động trong nhà như uống trà, các bữa ăn. Ngoài ra, nhiều ngôi nhà gắn liền với sông nước nên hàng hiên còn là nơi đậu các ghe xuồng và nuôi thủy sản.

Hình 3. Các biểu hiện của KGCT trong kiến trúc NORL tại TP HCM (Nguồn: Tác giả)
Hình 4. Quá trình phát triền của nhà ở riêng lẻ tại Sài Gòn – TPHCM (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2. Thời kỳ Pháp thuộc

Vào thời kỳ này, kiến trúc nhà ở (KTNO) tại Sài Gòn chịu tác động mạnh mẽ của kiến trúc Châu Âu, tiêu biểu là kiến trúc Pháp. Vào thời điểm này, loại hình biệt thự theo kiểu Pháp phát triển bên cạnh dạng nhà dân gian. Đồng thời, ở khu vực người Hoa tại quận 5,6 và các khu phố thị tại Sài Gòn cũng xuất hiện dạng nhà phố thương mại liền kề. KGCT trong nhà ở có sự khác biệt ở cả 2 loại hình này.
Do ảnh hưởng của nền văn hóa và giáo dục Pháp, trong nhà biệt thự, KGCT chỉ đáp ứng về chức năng hoạt động thưởng ngoạn và môi trường, các yếu tố văn hóa truyền thống có phần bị xem nhẹ. Bên cạnh đó, nhà ở biệt thự đã chủ động tăng cường các yếu tố cảnh quan trong so với sân của nhà ở truyền thống, mở rộng sự can thiệp bằng nhiều hình thức phong phú: Vườn bên ngoài, vườn bên trong…

Đối với nhà phố thương mại, KGCT bên cạnh đáp ứng nhu cầu thích ứng môi trường còn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của người dân. Nguyên nhân xuất phát là do quan điểm của người dân kinh doanh buôn bán sống trong các ngôi nhà này. Hàng hiên là nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh doanh, mua bán. Sân trong bị bỏ qua để tăng cường diện tích sinh hoạt trong nhà vì diện tích của mỗi nhà khá nhỏ. Ban công có diện tích nhỏ, chủ yếu để phơi phóng và đặt bàn thờ thiêng. Bên cạnh đó, vật liệu sử dụng cũng thay đổi, bên cạnh gỗ thì gạch, bê tông,… cũng được sử dụng.

3. Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa 1954 – 1975

Trong khoảng 20 năm (1955-1975), TP Sài Gòn cũng có nhiều biến đổi. Từ năm 1956, TP Sài Gòn – Chợ Lớn trở thành thủ đô chính quyền ở miền Nam, Nhà quản lý, quy hoạch đô thị Sài Gòn trước năm 1975 hầu như không đụng tới đường sá, kiến trúc người Pháp để lại chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố. Số lượng lớn căn nhà có giá thành xây dựng thấp ở khu phụ cận như Thị Nghè (Bình Thạnh), Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ, Q.3), Chánh Hưng (Q.8), được hình thành.

Ở thời kỳ này, hình thức kiến trúc nhà ở có sự thay đổi, tạo nên một hình thái kiến trúc mới, khác biệt với phong cách nhà ở thời Pháp thuộc, dẫn đến hình thái KGCT cũng thay đổi. KGCT lúc này bị cắt giảm khá nhiều do yêu cầu diện tích sử dụng tăng cao. Không gian sân trong gần như biến mất, hàng hiên, ban công được cắt giảm xuống mức tối đa. Sảnh đón tam cấp trước nhà là biến thể của hàng hiên ngày trước. Ban công có diện tích nhỏ, lan can được xây bằng gạch và có bố trí lam đứng để hạn chế nắng và bức xạ mặt trời. Càng về sau, biểu hiện của KGCT ngày càng bị giảm dần

4. Thời kỳ từ 1975 – nay

Những năm đầu sau giải phóng, toàn thành phố có chưa đầy nửa triệu ngôi nhà ở. Trong nội thành, đằng sau những dãy phố là hàng chục ngàn ngôi nhà lụp xụp, ổ chuột, nhà trên kênh rạch chen chúc nhau. Công trình NORL được xây dựng thời kỳ này suất đầu tư thấp, không đa dạng về thể loại, quy mô không lớn, nhưng không phải không có thành quả, vẫn theo các phong cách thời kỳ trước. Vì vậy các KGCT cũng không có nhiều sự thay đổi mới về hình thái. Về sau, khi kinh tế mở cửa, NORL được xây dựng nhiều hơn.

Hiện nay, kiểu nhà phố phổ biến có mặt bằng diện tích xây dựng nhỏ, 2 tầng (trệt + 1 lầu), có lối đi vào qua cửa hàng tại tầng trệt. Nhà có diện tích nhỏ, một mặt thoáng tiếp xúc với mặt trời khiến lưu thông không khí theo trục đứng là chủ yếu khiến công trình thiếu mức độ về tiện nghi vi khí hậu, hay có khí quẩn, khí ngạt ở các không gian sâu trong nhà. Khác với kiểu truyền thống trước đây, kiểu nhà này thường có vài tầng. Tại các khu dân cư, loại nhà kết hợp cửa hàng tại tầng trệt đang trở thành loại nhà hấp dẫn dành cho một hộ gia đình. Những ngôi nhà nằm trong các khu dân cư có thu nhập thấp, dọc theo những con ngõ nhỏ cũng tận dụng phần mặt tiền để kinh doanh.

Khoảng lùi được giảm xuống mức thấp nhất, không có không gian giao tiếp, các ngôi nhà bị tách biệt ra khỏi cộng đồng do các yếu tố quy hoạch và ý thức của người dân. Mối quan hệ xã hội bị ngăn cách bởi các hàng rào “kín cổng, cao tường”. Nhưng nếu dư chiều dài, hẹp chiều ngang, có thể ghi nhận được nhiều nhà vẫn chừa một khoảng lùi dành làm sân đậu xe, khoảng giữa nhà làm giếng trời nhỏ hứng ánh sáng và tạo một khoảng không gian xanh thư giãn. Điều này không chỉ diễn ra ở nhà độc lập, nhà phố liền kề và biệt thự cũng xảy ra hiện tượng này, tuy nhiên biệt thự có phần ít bị tác động hơn

Các không gian vỉa hè phía trước bị lấn chiếm bằng các hình thức mái di động, lều, dù, bạt. Và các cấu trúc như khung cột, cửa, phên giại, có khả năng dịch chuyển đang có xu hướng được ứng dụng rộng rãi [14]; chuyển đổi thành thể thức mái, mái hiên, ô văng di động. Không gian công cộng trở thành không gian sinh hoạt của nhà. Vỉa hè còn là không gian sinh hoạt và là không gian xã hội đặc thù, có mặt đủ các tầng lớp xã hội, các kiểu thể hiện văn hóa, ứng xử, các hình thức kiếm sống. Hình thức biểu hiện KGCT lúc này đã trở nên đa dạng về kích thước, vật liệu, màu sắc.

Hình 5. Các KGCT trong nhà biệt thự tại TPHCM trong giai đoạn 1860 đến 1954 (Nguồn: Tác giả)

Đặc trưng của KGCT trong kiến trúc nhà ở riêng lẻ tại TP HCM

Nhìn chung, KGCT hình thành để thích ứng với khí hậu cũng như văn hóa và lối sống của người dân, các triết lý về quan điểm sống (ở Nhật Bản). Tại TP HCM, nghiên cứu nhận thấy sự nổi trội 12 vai trò và tính chất được trình bày trong bảng, được nhóm trong 03 nhóm vai trò: (1) môi trường, (2) Hoạt động văn hóa-xã hội, và (3) các vai trò – tính chất khác (Hình 6)

Biểu hiện của 12 vai trò và tính chất này trong NORL có sự khác biệt mỗi nơi, mỗi thời kỳ do văn hóa xã hội, lối sống, lịch sử, và điều kinh tế chính trị. Quy mô và hình thức các không gian này cũng biến đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế và kỹ thuật xây dựng. Yếu tố vị trí của các KGCT (ở trước, sau, bên hông và giữa công trình) hay đôi khi được hiểu là “thể loại” KGCT (hàng hiên/ ban công, sân trong/giếng trời, sân trước, sân sau) cùng với vai trò “điều tiết/kiểm soát môi trường” vẫn rất phổ biến và mang tính thời đại tại TP HCM.

  • Thay đổi linh hoạt: Sử dụng các yếu tố di động, đóng mở, hấp thụ – tỏa nhiệt trong các mùa khác nhau;
  • Phong thủy: Sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa phúc của con người. Thể hiện qua giải pháp bố cục sân vườn, vật dụng trong KGCT theo quan điểm địa phong thủy, tuổi, mạng của chủ nhà, thay đổi theo quy luật năm;
  • Sinh lợi: Không gian sản xuất và kinh doanh được đáp ứng khi gia chủ có nhu cầu;
  • Dự trữ cho phát triển: Có khả năng xây dựng thêm trong tương lai trên diện tích KGCT hiện hữu;
  • Tính tầng bậc: Tạo không gian ngăn cách, phân tầng trước sau, trên dưới trong bố cục nhà

Lời kết

TP HCM đã có lịch sử phát triển hơn 300 năm và đã trải qua nhiều biến cố có ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến NORL và cụ thể hơn là KGCT. Từ những giai đoạn đầu, KGCT trong nhà ở (truyền thống) được thiết kế phù hợp với lối sống, văn hóa và giúp cải thiện vi khí hậu tại Sài Gòn. Đến thời Pháp thuộc, do ảnh hưởng văn hóa và lối sống Pháp, cộng với kỹ thuật xây dựng mới nên những biệt thự, nhà phố thương mại 3-4 tầng bắt đầu xuất hiện, ban công lúc này xuất hiện với nhiều hình thức và hoạt động đa dạng. Thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa, dù hình thức của KGCT có sự biến đổi nhưng vị trí của các không gian không thay đổi. Sau năm 1975, các NORL đa số bố trí các KGCT tối thiểu, dẫn đến làm mất đi các tính chất của không gian này, vai trò bị giảm nhẹ. Hiện nay, việc tận dụng các giải pháp nhân tạo để cưỡng bức cải tạo môi trường vi khí hậu tiện nghi bên trong nhà và thiếu các KGCT dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ lớn, ánh sáng và khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Tuy KGCT trong NORL ở TPHCM có sự biến đổi khá nhiều trong quá trình lịch sử do nhiều yếu tố khách quan tác động như điều kiện tự nhiên, văn hóa, chính trị xã hội. Khi so sánh với các quốc gia khác, do những yếu tố về điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội, kinh tế chính trị, kĩ thuật – công nghệ tại mỗi nơi, KGCT tại TPHCM vẫn mang những vai trò, đặc điểm và tính chất riêng, thể hiện qua cách sử dụng vật liệu, sắp xếp không gian và vật dụng, cùng với các triết lý văn hóa biểu hiện qua đó,… Hệ thống 12 tính chất của KGCT được nghiên cứu xây dựng thể hiện cơ bản và đầy đủ các nội dung này. Đây là cơ sở để đánh giá và đề xuất các KGCT có hiệu quả nhiều mặt trong thiết kế cải tạo kiến trúc NORL tại TP HCM.

Đặc trưng không gian chuyển tiếp trong kiến trúc nhà ở riêng lẻ tại TP HCM (giai đoạn 1860 đến nay)

Không gian chuyển tiếp (KGCT) trong kiến trúc nói chung và nhà ở riêng lẻ (NORL) nói riêng là yếu tố cần thiết và có giá trị lịch sử, môi trường và văn hóa đặc sắc tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Qua các giai đoạn lịch sử, mặc dù lối sống của người Việt có nhiều chuyển biến, khái niệm và nhu cầu về KGCT “mái hiên nhà, ban công, sân trong” vẫn luôn hiện hữu, trong tổ chức không gian một số nhà ở riêng lẻ và chung cư, được cộng đồng chuyên môn và cư dân đánh giá cao. Bài viết xem xét quá trình biến đổi KGCT của nhà ở tại TP HCM từ năm 1860 đến nay, thông qua các biểu hiện điển hình để xác định các nhóm vai trò đặc trưng của KGCT trong NORL ở TP HCM.

Tổng quan chung về KGCT

Trong lịch sử, KGCT được định nghĩa là vùng không gian có trạng thái chuyển đổi và nằm ở giữa các không gian cơ bản: Riêng tư hoặc công cộng. Về sau này, Christos Chrisovalantis Bolos, với nghiên cứu “KGCT trong kiến trúc: Một số yếu tố kinh nghiệm, tác giả đã trình bày quan điểm: KGCT là cầu nối giữa nội thất và ngoại thất…” Những không gian này, với vai trò chuyển tiếp, dẫn dắt người ta từ bên ngoài vào không gian bên trong công trình, thông qua một khoảng “chồng lấn” của thiên nhiên và công trình (Hình 1).

Đặc điểm KGCT là sự kết nối tính chất không gian giữa trong và ngoài nhà. Ở góc độ môi trường, sự thay đổi tính chất vi khí hậu giúp xác định đâu là một KGCT. Sự khác biệt về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,… giữa môi trường tự nhiên và không gian sống rất lớn. KGCT chính là khoảng đệm, trung hòa môi trường, hạn chế các tác động của sự chênh lệch đó đối với sức khỏe và tạo sự thoải mái cho người sử dụng.

Hình 1. Các biểu hiện của KGCT trong kiến trúc (Nguồn: 7)
Hình 2. Sự thay đổi của các tính chất môi trường qua các không gian (Nguồn: Tác giả)

Trong lịch sử phát triển của TP HCM, NORL được phát triển rộng rãi. Do điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, KGCT đã được ứng dụng trong kiến trúc nhà ở dân gian từ xưa. Hình ảnh hiên nhà, sân trong khá phổ biến. hình thức biểu hiện của KGCT cũng rất đa dạng, tùy theo loại Hình và quy hoạch. Về cơ bản, vị trí và hình thức của KGCT trong NORL tại TP HCM được thể hiện trong hình 3
Sự phát triển của KGCT có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình phát triển loại hình NORL tại TP HCM. Theo từng giai đoạn của lịch sử, kiến trúc nhà ở tại TP HCM có sự biến đổi do tác động của: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Do vậy, biểu hiện của KGCT trong NORL cũng có sự biến đổi.

1. Thời kỳ trước năm 1860

Cách đây khoảng 3000 – 4000 năm, những nhóm cư dân cổ sinh sống tại Sài Gòn với nhiều nền văn hóa đã biết canh tác nông nghiệp, xây dựng các ngôi nhà tạm để sinh sống. Đến giữa thế kỷ 17, cuộc di dân người Việt đến khai phá vùng đất mới phía Nam diễn ra. Sài Gòn là một trong những nơi được lựa chọn để định cư. Kiến trúc nhà lúc này chỉ là nhà tạm bợ, nhà sàn đất và sau này phát triển mô hình nhà truyền thống Nam Bộ. Biểu hiện của KGCT cũng rất đơn giản, hỗ trợ che nắng mưa, giảm các yếu tố khắc nghiệt của môi trường.

Trong nhà ở truyền thống, các gian nhà bố cục phân tách xen cài các sân trong, vườn nhà và hàng hiên. Sân nhà thường tổ chức các hoạt động nuôi trồng, làm nghề thủ công kéo dài từ sân vườn cho đến nhà chính, nhà phụ. Do khí hậu ở đây có phần mát mẻ và không khắc nghiệt như ở miền Bắc và Trung nên sân vườn của nhà tổ chức linh hoạt hơn, dành nhiều diện tích cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, với bố cục tự do hơn. Bên cạnh đó, bố cục các thành phần trong sân trong nhiều ngôi nhà cũng theo quan điểm phong thủy – trước cau, sau chuối, “tiền đường tụ thủy”. Xung quanh khu đất được bao bọc bởi hàng rào cây xanh, tạo ranh giới cụ thể, khẳng định sự riêng tư trong gia đình.

Nếu không gian sân vườn chào đón, diễn ra nhiều giao tiếp cộng đồng, lễ hội, hàng hiên có sự riêng tư hơn, chỉ dành để tiếp khách và diễn ra các hoạt động trong nhà. Hàng hiên kéo dài khắp nhà, vươn dài ra khỏi mặt tường, giúp hạn chế nắng nóng và che mưa. Đây cũng là không gian sum họp, diễn ra nhiều hoạt động trong nhà như uống trà, các bữa ăn. Ngoài ra, nhiều ngôi nhà gắn liền với sông nước nên hàng hiên còn là nơi đậu các ghe xuồng và nuôi thủy sản.

Hình 3. Các biểu hiện của KGCT trong kiến trúc NORL tại TP HCM (Nguồn: Tác giả)
Hình 4. Quá trình phát triền của nhà ở riêng lẻ tại Sài Gòn – TPHCM (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2. Thời kỳ Pháp thuộc

Vào thời kỳ này, kiến trúc nhà ở (KTNO) tại Sài Gòn chịu tác động mạnh mẽ của kiến trúc Châu Âu, tiêu biểu là kiến trúc Pháp. Vào thời điểm này, loại hình biệt thự theo kiểu Pháp phát triển bên cạnh dạng nhà dân gian. Đồng thời, ở khu vực người Hoa tại quận 5,6 và các khu phố thị tại Sài Gòn cũng xuất hiện dạng nhà phố thương mại liền kề. KGCT trong nhà ở có sự khác biệt ở cả 2 loại hình này.
Do ảnh hưởng của nền văn hóa và giáo dục Pháp, trong nhà biệt thự, KGCT chỉ đáp ứng về chức năng hoạt động thưởng ngoạn và môi trường, các yếu tố văn hóa truyền thống có phần bị xem nhẹ. Bên cạnh đó, nhà ở biệt thự đã chủ động tăng cường các yếu tố cảnh quan trong so với sân của nhà ở truyền thống, mở rộng sự can thiệp bằng nhiều hình thức phong phú: Vườn bên ngoài, vườn bên trong…

Đối với nhà phố thương mại, KGCT bên cạnh đáp ứng nhu cầu thích ứng môi trường còn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của người dân. Nguyên nhân xuất phát là do quan điểm của người dân kinh doanh buôn bán sống trong các ngôi nhà này. Hàng hiên là nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh doanh, mua bán. Sân trong bị bỏ qua để tăng cường diện tích sinh hoạt trong nhà vì diện tích của mỗi nhà khá nhỏ. Ban công có diện tích nhỏ, chủ yếu để phơi phóng và đặt bàn thờ thiêng. Bên cạnh đó, vật liệu sử dụng cũng thay đổi, bên cạnh gỗ thì gạch, bê tông,… cũng được sử dụng.

3. Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa 1954 – 1975

Trong khoảng 20 năm (1955-1975), TP Sài Gòn cũng có nhiều biến đổi. Từ năm 1956, TP Sài Gòn – Chợ Lớn trở thành thủ đô chính quyền ở miền Nam, Nhà quản lý, quy hoạch đô thị Sài Gòn trước năm 1975 hầu như không đụng tới đường sá, kiến trúc người Pháp để lại chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố. Số lượng lớn căn nhà có giá thành xây dựng thấp ở khu phụ cận như Thị Nghè (Bình Thạnh), Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ, Q.3), Chánh Hưng (Q.8), được hình thành.

Ở thời kỳ này, hình thức kiến trúc nhà ở có sự thay đổi, tạo nên một hình thái kiến trúc mới, khác biệt với phong cách nhà ở thời Pháp thuộc, dẫn đến hình thái KGCT cũng thay đổi. KGCT lúc này bị cắt giảm khá nhiều do yêu cầu diện tích sử dụng tăng cao. Không gian sân trong gần như biến mất, hàng hiên, ban công được cắt giảm xuống mức tối đa. Sảnh đón tam cấp trước nhà là biến thể của hàng hiên ngày trước. Ban công có diện tích nhỏ, lan can được xây bằng gạch và có bố trí lam đứng để hạn chế nắng và bức xạ mặt trời. Càng về sau, biểu hiện của KGCT ngày càng bị giảm dần

4. Thời kỳ từ 1975 – nay

Những năm đầu sau giải phóng, toàn thành phố có chưa đầy nửa triệu ngôi nhà ở. Trong nội thành, đằng sau những dãy phố là hàng chục ngàn ngôi nhà lụp xụp, ổ chuột, nhà trên kênh rạch chen chúc nhau. Công trình NORL được xây dựng thời kỳ này suất đầu tư thấp, không đa dạng về thể loại, quy mô không lớn, nhưng không phải không có thành quả, vẫn theo các phong cách thời kỳ trước. Vì vậy các KGCT cũng không có nhiều sự thay đổi mới về hình thái. Về sau, khi kinh tế mở cửa, NORL được xây dựng nhiều hơn.

Hiện nay, kiểu nhà phố phổ biến có mặt bằng diện tích xây dựng nhỏ, 2 tầng (trệt + 1 lầu), có lối đi vào qua cửa hàng tại tầng trệt. Nhà có diện tích nhỏ, một mặt thoáng tiếp xúc với mặt trời khiến lưu thông không khí theo trục đứng là chủ yếu khiến công trình thiếu mức độ về tiện nghi vi khí hậu, hay có khí quẩn, khí ngạt ở các không gian sâu trong nhà. Khác với kiểu truyền thống trước đây, kiểu nhà này thường có vài tầng. Tại các khu dân cư, loại nhà kết hợp cửa hàng tại tầng trệt đang trở thành loại nhà hấp dẫn dành cho một hộ gia đình. Những ngôi nhà nằm trong các khu dân cư có thu nhập thấp, dọc theo những con ngõ nhỏ cũng tận dụng phần mặt tiền để kinh doanh.

Khoảng lùi được giảm xuống mức thấp nhất, không có không gian giao tiếp, các ngôi nhà bị tách biệt ra khỏi cộng đồng do các yếu tố quy hoạch và ý thức của người dân. Mối quan hệ xã hội bị ngăn cách bởi các hàng rào “kín cổng, cao tường”. Nhưng nếu dư chiều dài, hẹp chiều ngang, có thể ghi nhận được nhiều nhà vẫn chừa một khoảng lùi dành làm sân đậu xe, khoảng giữa nhà làm giếng trời nhỏ hứng ánh sáng và tạo một khoảng không gian xanh thư giãn. Điều này không chỉ diễn ra ở nhà độc lập, nhà phố liền kề và biệt thự cũng xảy ra hiện tượng này, tuy nhiên biệt thự có phần ít bị tác động hơn

Các không gian vỉa hè phía trước bị lấn chiếm bằng các hình thức mái di động, lều, dù, bạt. Và các cấu trúc như khung cột, cửa, phên giại, có khả năng dịch chuyển đang có xu hướng được ứng dụng rộng rãi [14]; chuyển đổi thành thể thức mái, mái hiên, ô văng di động. Không gian công cộng trở thành không gian sinh hoạt của nhà. Vỉa hè còn là không gian sinh hoạt và là không gian xã hội đặc thù, có mặt đủ các tầng lớp xã hội, các kiểu thể hiện văn hóa, ứng xử, các hình thức kiếm sống. Hình thức biểu hiện KGCT lúc này đã trở nên đa dạng về kích thước, vật liệu, màu sắc.

Hình 5. Các KGCT trong nhà biệt thự tại TPHCM trong giai đoạn 1860 đến 1954 (Nguồn: Tác giả)

Đặc trưng của KGCT trong kiến trúc nhà ở riêng lẻ tại TP HCM

Nhìn chung, KGCT hình thành để thích ứng với khí hậu cũng như văn hóa và lối sống của người dân, các triết lý về quan điểm sống (ở Nhật Bản). Tại TP HCM, nghiên cứu nhận thấy sự nổi trội 12 vai trò và tính chất được trình bày trong bảng, được nhóm trong 03 nhóm vai trò: (1) môi trường, (2) Hoạt động văn hóa-xã hội, và (3) các vai trò – tính chất khác (Hình 6)

Biểu hiện của 12 vai trò và tính chất này trong NORL có sự khác biệt mỗi nơi, mỗi thời kỳ do văn hóa xã hội, lối sống, lịch sử, và điều kinh tế chính trị. Quy mô và hình thức các không gian này cũng biến đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế và kỹ thuật xây dựng. Yếu tố vị trí của các KGCT (ở trước, sau, bên hông và giữa công trình) hay đôi khi được hiểu là “thể loại” KGCT (hàng hiên/ ban công, sân trong/giếng trời, sân trước, sân sau) cùng với vai trò “điều tiết/kiểm soát môi trường” vẫn rất phổ biến và mang tính thời đại tại TP HCM.

  • Thay đổi linh hoạt: Sử dụng các yếu tố di động, đóng mở, hấp thụ – tỏa nhiệt trong các mùa khác nhau;
  • Phong thủy: Sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa phúc của con người. Thể hiện qua giải pháp bố cục sân vườn, vật dụng trong KGCT theo quan điểm địa phong thủy, tuổi, mạng của chủ nhà, thay đổi theo quy luật năm;
  • Sinh lợi: Không gian sản xuất và kinh doanh được đáp ứng khi gia chủ có nhu cầu;
  • Dự trữ cho phát triển: Có khả năng xây dựng thêm trong tương lai trên diện tích KGCT hiện hữu;
  • Tính tầng bậc: Tạo không gian ngăn cách, phân tầng trước sau, trên dưới trong bố cục nhà

Lời kết

TP HCM đã có lịch sử phát triển hơn 300 năm và đã trải qua nhiều biến cố có ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến NORL và cụ thể hơn là KGCT. Từ những giai đoạn đầu, KGCT trong nhà ở (truyền thống) được thiết kế phù hợp với lối sống, văn hóa và giúp cải thiện vi khí hậu tại Sài Gòn. Đến thời Pháp thuộc, do ảnh hưởng văn hóa và lối sống Pháp, cộng với kỹ thuật xây dựng mới nên những biệt thự, nhà phố thương mại 3-4 tầng bắt đầu xuất hiện, ban công lúc này xuất hiện với nhiều hình thức và hoạt động đa dạng. Thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa, dù hình thức của KGCT có sự biến đổi nhưng vị trí của các không gian không thay đổi. Sau năm 1975, các NORL đa số bố trí các KGCT tối thiểu, dẫn đến làm mất đi các tính chất của không gian này, vai trò bị giảm nhẹ. Hiện nay, việc tận dụng các giải pháp nhân tạo để cưỡng bức cải tạo môi trường vi khí hậu tiện nghi bên trong nhà và thiếu các KGCT dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ lớn, ánh sáng và khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Tuy KGCT trong NORL ở TPHCM có sự biến đổi khá nhiều trong quá trình lịch sử do nhiều yếu tố khách quan tác động như điều kiện tự nhiên, văn hóa, chính trị xã hội. Khi so sánh với các quốc gia khác, do những yếu tố về điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội, kinh tế chính trị, kĩ thuật – công nghệ tại mỗi nơi, KGCT tại TPHCM vẫn mang những vai trò, đặc điểm và tính chất riêng, thể hiện qua cách sử dụng vật liệu, sắp xếp không gian và vật dụng, cùng với các triết lý văn hóa biểu hiện qua đó,… Hệ thống 12 tính chất của KGCT được nghiên cứu xây dựng thể hiện cơ bản và đầy đủ các nội dung này. Đây là cơ sở để đánh giá và đề xuất các KGCT có hiệu quả nhiều mặt trong thiết kế cải tạo kiến trúc NORL tại TP HCM.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét