Deniel Libeskind sinh năm 1946 ở Ba Lan trong một gia đình Do Thái. Khi còn bé Libeskind là một tài năng âm nhạc, nhưng lúc ông 13 tuổi, gia đình chuyển đến New York, Libeskind chuyển hướng sang học kiến trúc. Năm 1970, ông tốt nghiệp KTS tại Trường The Cooper Union và bằng sau đại học tại Đại học Essex về lý thuyết và lịch sử kiến trúc. Khởi đầu sự nghiệp là một giảng viên, một nhà lý thuyết, nhưng vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, ông tham gia thiết kế và tham dự những cuộc thi sáng tác kiến trúc khi sống ở MiLan, Italia. Cuối cùng ông bắt đầu lập hãng thiết kế của riêng mình tại Đức ngay sau khi thắng cuộc thi thiết kế bảo tàng Do Thái ở Berlin năm 1989. Công trình là một thành công vượt trội và là bệ phóng cho một sự nghiệp lớn. Năm 2003, ông chuyển trụ sở hãng thiết kế của mình về New York.

Bảo tàng Do Thái ở Berlin

Bảo tàng Do Thái ở Berlin là một kiệt tác đưa Libeskind trở thành một trong những KTS hàng đầu thế giới, một trong những chủ soái của xu hướng kiến trúc phi cấu tạo (Deconstruction). Công trình tạo nên một cú sốc trong giới kiến trúc và tạo hình vì sự lạ lùng của nó.

Sơ phác ban đầu của ông về Bảo tàng Do Thái ở Berlin cho ta thấy các thành phần của công trình (Hình 1). Bên trái vẽ hình bảo tàng cũ xưa kia là Tòa án tư pháp của giới quý tộc Đức xây dựng vào năm 1735. Tòa nhà hình chữ U, hai tầng, giữa lòng chữ U làm thêm một sảnh trưng bày lớn gọi là Glass Court (sân lợp kính). Khu nhà mới là công trình gây ấn tượng cực kỳ lạ lùng: Một công trình kiến trúc như một con rắn gãy khúc. Công trình mang nhiều ẩn dụ nói lên cuộc sống của người dân Do Thái trong nhiều thế kỷ qua. Cuộc sống này là một cuộc chiến đấu để tồn tại, nó được thể hiện như một giao thông hào có nhiều đoạn gấp khúc, nó lại bắt nguồn từ ngôi sao 6 cánh (star of David), ngôi sao Do Thái được gỡ ra thành nhiều đường gẫy khúc zigzag. Cạnh đó là vườn Tha hương, một khối ô vuông bàn cờ gồm 49 hộp bê tông tiết diện vuông trong đựng đất trồng cây liễu gai dầu, một biểu tượng của niềm hy vọng. Trong các hộp vuông đựng đất ấy có một hộp ở giữa đựng đất lấy ở Jerusalem – Thành phố thiêng liêng mà người Do Thái và người Palestin đang tranh chấp muốn lấy làm thủ đô của mình. Đi trong vườn Tha hương, giữa 49 hộp bê tông cao lừng lững, du khách như lạc vào một mê cung với cảm giác bất ổn như những gì xưa kia người Do Thái cảm thấy khi bị xua đuổi. Phía sau vườn Tha hương là tháp Diệt chủng, một khối bê tông dài và cao như một tháp bẹt ở trong rỗng và tăm tối. Chuyển sang hình sơ phác triển khai phối cảnh bằng những nét thẳng mạnh mẽ (Hình 2), ta thấy rõ ở phía trên bên phải là bảo tàng cũ, ở giữa là hình bảo tàng mới hình con rắn gấp khúc và phía bên trái là vườn Tha hương, tháp Diệt chủng (khối cao bẹt, nhọn đầu). Tiếp đến hình vẽ số 3 (Hình 3) mô tả những nét cắt thủng tường ngoài xiên chéo mô tả những vết chém vào lịch sử đau thương của dân tộc Do Thái, đây là những cửa sổ lấy ánh sáng thiên nhiên vào bảo tàng. Hình vẽ số 4 (Hình 4) mô tả mối quan hệ giữa 3 hạng mục chính của của công trình là ngôi nhà zigzag, vườn Tha hương và tháp Diệt chủng. Ba hạng mục này tạo thành 3 trục giao nhau như hình vẽ nhỏ ở bên phải phía dưới hình 4 tượng trưng cho 3 thực tế trong lịch sử người Do Thái ở Đức. Hình 5 là toàn cảnh bảo tàng Do Thái ở Berlin.

Sau thành công của Bảo tàng Do Thái Berlin, năm 2001 Libeskind lại sáng tác một công trình làm lay động lòng người, đó là Bảo tàng chiến tranh đế quốc ở phía Bắc Manchester (Vương quốc Anh). Xuất phát từ ý tưởng về một quả địa cầu bị phá tan bởi chiến tranh, ông đã dùng 3 mảnh vỡ đại diện cho đất, không khí, nước (là 3 mặt trận cơ bản trong chiến tranh) ghép lại để tạo nên bố cục công trình (Hình 6 và 7). Hình ảnh toàn bộ Bảo tàng chiến tranh đế quốc nhìn từ trên cao (Hình 8) cho ta thấy rõ ba khối Đất – Không khí – Nước.

Bảo tàng chiến tranh đế quốc ở phía Bắc Manchester (Vương quốc Anh)

Qua những bảo tàng trên, Libeskind được coi như một trong những KTS hàng đầu thế giới về những dự án kiến trúc liên quan đến các thảm kịch và sự mất mát to lớn.

Năm 2006, Bảo tàng nghệ thuật Denver ở bang Colorado (Hoa Kỳ) lại làm cho tiếng tăm của Libeskind thêm lừng lẫy. Ngọn núi Rocky ở địa phương là cảm hứng cho Libeskind. Ông đã đưa vào thiết kế những khối hình học có những góc nhọn sắc cạnh gợi hình ảnh các tảng đá của núi Rocky. Những sơ phác không hề có một đường cong nào mà toàn là các khối nhọn, sắc cạnh (Hình 9). Mối quan hệ về không gian của hình khối bảo tàng trong bối cảnh giữa những ngôi nhà chọc trời của thành phố được biểu hiện trong sơ phác số 10 (Hình 10), tuy công trình thấp hơn những ngôi nhà chọc trời chung quanh nhưng lại là tiêu điểm của tổng thể các khối nhà tại khu đô thị này.

Năm 2006, Bảo tàng nghệ thuật Denver ở bang Colorado (Hoa Kỳ)

Điểm đặc sắc nhất của bảo tàng là khối góc nhọn xiên lên trời rất ấn tượng, nó là một biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Denver (Hình 11).

Năm 2007, Bảo tàng hoàng gia Ontario (ROM) được hoàn thành ở Toronto (Canada) tiếp tục đưa Libeskind lên đỉnh cao của một kiến trúc sư thiết kế bảo tàng trong thế giới hiện đại. Điểm độc đáo của bảo tàng là mối quan hệ giữa lịch sử và hiện đại, giữa truyền thống và đổi mới cách mạng. Công trình của Libeskind là phần mở rộng của một bảo tàng cũ xây dựng từ thế kỷ 19, mối quan hệ giữa ngôi nhà cũ và phần mở rộng là sự tương phản sâu sắc, kỳ lạ mang tính chất phá phách. Sơ phác ban đầu (Hình 12) là những nét xiên tạo nên những góc nhọn, phía bên trái hình là công trình bảo tàng cũ với những nét vuông vắn. Bảo tàng cũ và phần mới mở rộng có những tương phản sâu sắc như: Bảo tàng cũ là hình hộp chữ nhật với những nét thẳng đứng và nằm ngang, phần bảo tàng mới mở rộng toàn bộ là những đường xiên với các góc nhọn; bảo tàng cũ có màu tường là gạch đá sẫm, bảo tàng mới màu sáng trắng; bảo tàng cũ bằng vật liệu gạch đá, bảo tàng mới là kính, thép trông nhẹ tênh, bộ cửa sổ bảo tàng cũ sắp xếp nghiêm chỉnh hàng lối, cửa sổ bảo tàng mới là những nhát cắt xiên to, nhỏ, dài ngắn khác nhau. Tóm lại, bảo tàng cũ là một ngôi nhà 3 tầng nghiêm chỉnh, còn phần mở rộng của bảo tàng mới là một đống lộn xộn, có một phần “ngoạm” vào bảo tàng cũ. Từ những sơ phác nghệch ngoạc đã được thể hiện trong hiện thực tạo nên một điểm nhấn kỳ lạ và ngoạn mục trong thành phố Toronto, nói lên mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại, tính cách năng động của cuộc sống hiện đại đang phát triển của thành phố (Hình 13, 14, 15). Bản vẽ sơ phác (Hình 16) đã được thực hiện rất trung thành ở hình 17.

Tháng 3/2008 ngôi Nhà The Ascent tại Covington bang Kentucky (Hoa Kỳ) được xây dựng. Sơ phác (Hình 18) thể hiện một ngôi nhà cao tầng có hình cong và vươn lên cao dần, nằm tại đầu cầu Roebling. Hình 19 cho ta thấy công trình đã được thực hiện đúng với sơ phác. Đây là một công trình mà Libeskind sử dụng đường cong, là điều tương đối hiếm hoi trong sáng tác của ông.

Nhà The Ascent tại Covington bang Kentucky (Hoa Kỳ)

Năm 2008, Trung tâm giải trí và mua sắm Westside Bruenmen tại Bern (Thụy Sĩ) được xây dựng. Ta lại thấy những nét sơ phác là những đường thẳng sắc nhọn của Libeskind (Hình 20) được thực hiện trong không gian đô thị của thành phố Bern (Thụy Sĩ) (Hình 21).

Trung tâm giải trí và mua sắm Westside Bruenmen tại Bern (Thụy Sĩ)

Libeskind không chỉ làm những công trình lớn, hoành tráng, ông cũng thiết kế những công trình nhỏ như ngôi biệt thự tại Datteln (Cộng hòa liên bang Đức) hoàn thành ngày 29/9/2009. Công trình (hình 22) đã được thực hiện hoàn toàn trung thành với phác thảo ban đầu (hình 23). Một công trình nhỏ nữa là công trình Beyond The Wall được xây dựng năm 2013 tại Almeria, Tây Ban Nha. Bản sơ phác (hình 24) vẽ nghệch ngoạc những khối hình xếp lên nhau thành 3 tầng, khi thực hiện (hình 25) ta thấy những khối kiến trúc ấy xếp lên nhau rất ngoạn mục.

Công trình Beyond The Wall được xây dựng năm 2013 tại Almeria, Tây Ban Nha

Năm 2010, Libeskind thiết kế Bảo tàng công nghiệp hiện đại Zhang ZhiDong xây dựng tại tỉnh Vũ Hán (Trung Quốc). Bản sơ phác của ông khá hấp dẫn, cho ta thấy những suy nghĩ trong quá trình sáng tác của một kiến trúc sư tài năng (hình 26). Trước hết ta chú ý sơ đồ bên trái phía dưới trang hình, ở đây có vẽ mặt bằng nhìn từ trên xuống (top view). Trước mặt của bảo tàng có 3 vòng tròn đồng tâm và một mũi tên nằm ngang chỉ trục thời gian (time line).Cạnh mặt bằng top view là mặt bằng nhìn ở dưới đất (bottom view) và có thêm chữ Boat Bottom là đáy thuyền vì bảo tàng hình cái thuyền. Trên hình mặt bằng này có hai khối là khối lối vào cho khách tham quan và khối phục vụ, hai khối này là hai chân chống đỡ toàn bộ bảo tàng là cái thuyền đặt trên. Sơ đồ thứ hai có hình vuông ở bên phải trang hình có ghi chữ tổ chức bảo tàng (Museum Organization).

Biệt thự tại Datteln (Cộng hòa liên bang Đức)
Năm 2010, Libeskind thiết kế Bảo tàng công nghiệp hiện đại Zhang ZhiDong xây dựng tại tỉnh Vũ Hán (Trung Quốc)

Công trình Bảo tàng Zhang ZhiDong này rất nổi bật vì hình dáng có tính động xuất phát từ nét sơ phác khởi đầu của Libeskind ở phía trên bên phải trang hình với chú thích đường xoáy động (Dynamic Spiral) với hai mũi tên xác định quá trình phát triển tương lai. Hình 27 là ảnh công trình đã xây dựng hoàn thành.

Năm 2010, một công trình nữa của Libeskind được xây dựng ở Dublin Docklands (Ireland). Công trình này không có đường cong nào, đó là Nhà hát Grand Canal. Hình sơ phác và ảnh công trình được thể hiện trong hình 28 và 29.

Năm 2010, một công trình nữa của Libeskind được xây dựng ở Dublin Docklands (Ireland)

Khu chung cư Phản xạ (Reflections) tại vịnh Keppel ở Singapore là một quần thể công trình khá thú vị. Bản vẽ sơ phác của Libeskind (hình 30) cho ta thấy quần thể này có hai loại nhà chung cư, phía trước sát vịnh là hệ thống chung cư 6 tầng, phía sau là 6 chung cư cao tầng chia thành 3 cặp, mỗi cặp gồm một nhà cao 35 tầng và một nhà 24 tầng nối với nhau bằng hai nhà cầu. Cái đặc sắc nhất là 6 ngôi nhà cao tầng như ba cặp đôi đang giao lưu đối thoại với nhau (hình 31). Quần thể chung cư Reflections làm cho không gian vịnh Keppel sinh động.

Khu chung cư Phản xạ (Reflections) tại vịnh Keppel ở Singapore là một quần thể công trình khá thú vị. Bản vẽ sơ phác của Libeskind

Năm 2014, Trung tâm hội nghị ở Mons (Vương quốc Bỉ) do Libeskind thiết kế được xây dựng hoàn thành. Bản sơ phác không phức tạp (hình 32) gồm có hai khối cắt nhau tạo nên một công trình kiến trúc mạnh mẽ, hoành tráng (hình 33).

Trung tâm hội nghị ở Mons (Vương quốc Bỉ)

Năm 2015, Libeskind thực hiện một khối chung cư lớn tên là Citylife ở Milan (Italia). Khác với chung cư Reflections ở Singapore là ba cặp đôi nhà cao tầng, ở đây chung cư Citylife là một khối gồm mấy ngôi nhà cao tầng đặt sát nhau như một số người ôm lấy nhau một cách thân mật. Hình sơ phác ý tưởng (hình 34) cho ta thấy Citylife gồm một số bloc như thế. Công trình được xây dựng lên trông rất khang trang, đẹp mắt với màu sắc dịu và sinh động không giống những khối nhà cao tầng khô khan (hình 35).

khối chung cư lớn tên là Citylife ở Milan (Italia)

Tại Seoul, Hàn Quốc, ông thực hiện một nhóm ba công trình cao tầng gọi là Dan Towers. Ba tháp cao tầng này như ba vũ nữ đang múa (hình 36 và 37). Một chung cư nữa xây dựng ở Berlin, Đức năm 2015 lại lặp lại những đường thẳng, chéo và góc nhọn. Mấy nét sơ phác (hình 38) đã được thực hiện khá trung thành (hình 39), công trình nằm ở góc phố tạo hình ảnh sinh động cho cả khu vực.

Nhóm ba công trình cao tầng gọi là Dan Towers

Trung tâm truyền thông quảng cáo Run Run Shaw đã được sơ phác bằng những đường thẳng gẫy góc (hình 40) và công trình được xây dựng lên rất ấn tượng (hình 41).

Khu phức hợp Crystals ở trung tâm thành phố Las Vegas bang Nevada (Hoa Kỳ) được hoàn thành năm 2009. Đây là một không gian văn hóa giải trí kết hợp bán lẻ rộng lớn và khu ăn uống có nhiều thương hiệu nổi tiếng, ở cuối khu có casino lớn. Cuối năm 2009, khu phức hợp Crystals nhận được Leed Gold Core & Shell từ tổ chức Hội đồng xây dựng xanh Hoa Kỳ (USGBC) công nhận là khu phố bán lẻ lớn nhất thế giới. Sơ phác của Libeskind về khu phức hợp này được vẽ bằng phấn màu trên giấy croquis đen. Bản sơ phác rất đẹp mang đậm tính chất Libeskind là những đường gấp khúc, những góc nhọn xiên lên trời (hình 42), những khối kiến trúc có khối tích lớn nằm nghiêng ngả. Trong sơ phác có cả nhiều hình người đứng thành nhóm nhỏ li ti.

Trung tâm truyền thông quảng cáo Run Run Shaw

Qua một số sơ phác, Deniel Libeskind đã thể hiện rõ nét tinh thần của KTS trường phái Phi cấu tạo (Deconstruction). Hầu hết công trình của ông khó nhận biết được hệ thống kết cấu chịu lực, nó rất phức tạp và rắc rối; các công trình thường có những ẩn dụ. Vài nhận xét về các sơ phác của ông như sau:

  1. Ít sử dụng đường cong, chủ yếu dùng những đường thẳng gãy tạo góc nhọn như ở các bảo tàng Do Thái, Denver, bảo tàng Hoàng gia Ontario, khu Westside Shopping and Leisure Centre ở Thụy Sĩ…;
  2. Trong sơ phác có ghi nhiều chú thích như ở Bảo tàng công nghệ hiện đại ở Vũ Hán;
  3. Tính chất khái quát và ẩn dụ như trong bảo tàng chiến tranh (trái đất bị vỡ thành nhiều mảnh do chiến tranh);
  4. Sơ phác luôn chú ý đến bối cảnh chung quanh như nhà cửa, sông, cầu…

Là người gốc Do Thái, Libeskind coi trọng những kỷ niệm trong quá khứ. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng kỷ niệm là một chiều cơ bản của kiến trúc. Đó chẳng phải là lời chú thích mà với tôi đó là những quy tắc định hướng. Ký ức là thứ tạo dựng nền tảng cơ bản cho sự liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai… Tôi cho rằng đó chính là một phần bản chất của kiến trúc, cũng là phần quan trọng nhất vì khi ta không biết mình đang ở đâu, ta sẽ chẳng định hướng nổi mình sẽ đi đến đâu.”

PGS.TS Tôn Đại

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 08-2019)

Từ sơ phác đến tác phẩm kiến trúc: Những sơ phác của KTS Daniel Libeskind

Deniel Libeskind sinh năm 1946 ở Ba Lan trong một gia đình Do Thái. Khi còn bé Libeskind là một tài năng âm nhạc, nhưng lúc ông 13 tuổi, gia đình chuyển đến New York, Libeskind chuyển hướng sang học kiến trúc. Năm 1970, ông tốt nghiệp KTS tại Trường The Cooper Union và bằng sau đại học tại Đại học Essex về lý thuyết và lịch sử kiến trúc. Khởi đầu sự nghiệp là một giảng viên, một nhà lý thuyết, nhưng vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, ông tham gia thiết kế và tham dự những cuộc thi sáng tác kiến trúc khi sống ở MiLan, Italia. Cuối cùng ông bắt đầu lập hãng thiết kế của riêng mình tại Đức ngay sau khi thắng cuộc thi thiết kế bảo tàng Do Thái ở Berlin năm 1989. Công trình là một thành công vượt trội và là bệ phóng cho một sự nghiệp lớn. Năm 2003, ông chuyển trụ sở hãng thiết kế của mình về New York.

Bảo tàng Do Thái ở Berlin

Bảo tàng Do Thái ở Berlin là một kiệt tác đưa Libeskind trở thành một trong những KTS hàng đầu thế giới, một trong những chủ soái của xu hướng kiến trúc phi cấu tạo (Deconstruction). Công trình tạo nên một cú sốc trong giới kiến trúc và tạo hình vì sự lạ lùng của nó.

Sơ phác ban đầu của ông về Bảo tàng Do Thái ở Berlin cho ta thấy các thành phần của công trình (Hình 1). Bên trái vẽ hình bảo tàng cũ xưa kia là Tòa án tư pháp của giới quý tộc Đức xây dựng vào năm 1735. Tòa nhà hình chữ U, hai tầng, giữa lòng chữ U làm thêm một sảnh trưng bày lớn gọi là Glass Court (sân lợp kính). Khu nhà mới là công trình gây ấn tượng cực kỳ lạ lùng: Một công trình kiến trúc như một con rắn gãy khúc. Công trình mang nhiều ẩn dụ nói lên cuộc sống của người dân Do Thái trong nhiều thế kỷ qua. Cuộc sống này là một cuộc chiến đấu để tồn tại, nó được thể hiện như một giao thông hào có nhiều đoạn gấp khúc, nó lại bắt nguồn từ ngôi sao 6 cánh (star of David), ngôi sao Do Thái được gỡ ra thành nhiều đường gẫy khúc zigzag. Cạnh đó là vườn Tha hương, một khối ô vuông bàn cờ gồm 49 hộp bê tông tiết diện vuông trong đựng đất trồng cây liễu gai dầu, một biểu tượng của niềm hy vọng. Trong các hộp vuông đựng đất ấy có một hộp ở giữa đựng đất lấy ở Jerusalem – Thành phố thiêng liêng mà người Do Thái và người Palestin đang tranh chấp muốn lấy làm thủ đô của mình. Đi trong vườn Tha hương, giữa 49 hộp bê tông cao lừng lững, du khách như lạc vào một mê cung với cảm giác bất ổn như những gì xưa kia người Do Thái cảm thấy khi bị xua đuổi. Phía sau vườn Tha hương là tháp Diệt chủng, một khối bê tông dài và cao như một tháp bẹt ở trong rỗng và tăm tối. Chuyển sang hình sơ phác triển khai phối cảnh bằng những nét thẳng mạnh mẽ (Hình 2), ta thấy rõ ở phía trên bên phải là bảo tàng cũ, ở giữa là hình bảo tàng mới hình con rắn gấp khúc và phía bên trái là vườn Tha hương, tháp Diệt chủng (khối cao bẹt, nhọn đầu). Tiếp đến hình vẽ số 3 (Hình 3) mô tả những nét cắt thủng tường ngoài xiên chéo mô tả những vết chém vào lịch sử đau thương của dân tộc Do Thái, đây là những cửa sổ lấy ánh sáng thiên nhiên vào bảo tàng. Hình vẽ số 4 (Hình 4) mô tả mối quan hệ giữa 3 hạng mục chính của của công trình là ngôi nhà zigzag, vườn Tha hương và tháp Diệt chủng. Ba hạng mục này tạo thành 3 trục giao nhau như hình vẽ nhỏ ở bên phải phía dưới hình 4 tượng trưng cho 3 thực tế trong lịch sử người Do Thái ở Đức. Hình 5 là toàn cảnh bảo tàng Do Thái ở Berlin.

Sau thành công của Bảo tàng Do Thái Berlin, năm 2001 Libeskind lại sáng tác một công trình làm lay động lòng người, đó là Bảo tàng chiến tranh đế quốc ở phía Bắc Manchester (Vương quốc Anh). Xuất phát từ ý tưởng về một quả địa cầu bị phá tan bởi chiến tranh, ông đã dùng 3 mảnh vỡ đại diện cho đất, không khí, nước (là 3 mặt trận cơ bản trong chiến tranh) ghép lại để tạo nên bố cục công trình (Hình 6 và 7). Hình ảnh toàn bộ Bảo tàng chiến tranh đế quốc nhìn từ trên cao (Hình 8) cho ta thấy rõ ba khối Đất – Không khí – Nước.

Bảo tàng chiến tranh đế quốc ở phía Bắc Manchester (Vương quốc Anh)

Qua những bảo tàng trên, Libeskind được coi như một trong những KTS hàng đầu thế giới về những dự án kiến trúc liên quan đến các thảm kịch và sự mất mát to lớn.

Năm 2006, Bảo tàng nghệ thuật Denver ở bang Colorado (Hoa Kỳ) lại làm cho tiếng tăm của Libeskind thêm lừng lẫy. Ngọn núi Rocky ở địa phương là cảm hứng cho Libeskind. Ông đã đưa vào thiết kế những khối hình học có những góc nhọn sắc cạnh gợi hình ảnh các tảng đá của núi Rocky. Những sơ phác không hề có một đường cong nào mà toàn là các khối nhọn, sắc cạnh (Hình 9). Mối quan hệ về không gian của hình khối bảo tàng trong bối cảnh giữa những ngôi nhà chọc trời của thành phố được biểu hiện trong sơ phác số 10 (Hình 10), tuy công trình thấp hơn những ngôi nhà chọc trời chung quanh nhưng lại là tiêu điểm của tổng thể các khối nhà tại khu đô thị này.

Năm 2006, Bảo tàng nghệ thuật Denver ở bang Colorado (Hoa Kỳ)

Điểm đặc sắc nhất của bảo tàng là khối góc nhọn xiên lên trời rất ấn tượng, nó là một biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Denver (Hình 11).

Năm 2007, Bảo tàng hoàng gia Ontario (ROM) được hoàn thành ở Toronto (Canada) tiếp tục đưa Libeskind lên đỉnh cao của một kiến trúc sư thiết kế bảo tàng trong thế giới hiện đại. Điểm độc đáo của bảo tàng là mối quan hệ giữa lịch sử và hiện đại, giữa truyền thống và đổi mới cách mạng. Công trình của Libeskind là phần mở rộng của một bảo tàng cũ xây dựng từ thế kỷ 19, mối quan hệ giữa ngôi nhà cũ và phần mở rộng là sự tương phản sâu sắc, kỳ lạ mang tính chất phá phách. Sơ phác ban đầu (Hình 12) là những nét xiên tạo nên những góc nhọn, phía bên trái hình là công trình bảo tàng cũ với những nét vuông vắn. Bảo tàng cũ và phần mới mở rộng có những tương phản sâu sắc như: Bảo tàng cũ là hình hộp chữ nhật với những nét thẳng đứng và nằm ngang, phần bảo tàng mới mở rộng toàn bộ là những đường xiên với các góc nhọn; bảo tàng cũ có màu tường là gạch đá sẫm, bảo tàng mới màu sáng trắng; bảo tàng cũ bằng vật liệu gạch đá, bảo tàng mới là kính, thép trông nhẹ tênh, bộ cửa sổ bảo tàng cũ sắp xếp nghiêm chỉnh hàng lối, cửa sổ bảo tàng mới là những nhát cắt xiên to, nhỏ, dài ngắn khác nhau. Tóm lại, bảo tàng cũ là một ngôi nhà 3 tầng nghiêm chỉnh, còn phần mở rộng của bảo tàng mới là một đống lộn xộn, có một phần “ngoạm” vào bảo tàng cũ. Từ những sơ phác nghệch ngoạc đã được thể hiện trong hiện thực tạo nên một điểm nhấn kỳ lạ và ngoạn mục trong thành phố Toronto, nói lên mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại, tính cách năng động của cuộc sống hiện đại đang phát triển của thành phố (Hình 13, 14, 15). Bản vẽ sơ phác (Hình 16) đã được thực hiện rất trung thành ở hình 17.

Tháng 3/2008 ngôi Nhà The Ascent tại Covington bang Kentucky (Hoa Kỳ) được xây dựng. Sơ phác (Hình 18) thể hiện một ngôi nhà cao tầng có hình cong và vươn lên cao dần, nằm tại đầu cầu Roebling. Hình 19 cho ta thấy công trình đã được thực hiện đúng với sơ phác. Đây là một công trình mà Libeskind sử dụng đường cong, là điều tương đối hiếm hoi trong sáng tác của ông.

Nhà The Ascent tại Covington bang Kentucky (Hoa Kỳ)

Năm 2008, Trung tâm giải trí và mua sắm Westside Bruenmen tại Bern (Thụy Sĩ) được xây dựng. Ta lại thấy những nét sơ phác là những đường thẳng sắc nhọn của Libeskind (Hình 20) được thực hiện trong không gian đô thị của thành phố Bern (Thụy Sĩ) (Hình 21).

Trung tâm giải trí và mua sắm Westside Bruenmen tại Bern (Thụy Sĩ)

Libeskind không chỉ làm những công trình lớn, hoành tráng, ông cũng thiết kế những công trình nhỏ như ngôi biệt thự tại Datteln (Cộng hòa liên bang Đức) hoàn thành ngày 29/9/2009. Công trình (hình 22) đã được thực hiện hoàn toàn trung thành với phác thảo ban đầu (hình 23). Một công trình nhỏ nữa là công trình Beyond The Wall được xây dựng năm 2013 tại Almeria, Tây Ban Nha. Bản sơ phác (hình 24) vẽ nghệch ngoạc những khối hình xếp lên nhau thành 3 tầng, khi thực hiện (hình 25) ta thấy những khối kiến trúc ấy xếp lên nhau rất ngoạn mục.

Công trình Beyond The Wall được xây dựng năm 2013 tại Almeria, Tây Ban Nha

Năm 2010, Libeskind thiết kế Bảo tàng công nghiệp hiện đại Zhang ZhiDong xây dựng tại tỉnh Vũ Hán (Trung Quốc). Bản sơ phác của ông khá hấp dẫn, cho ta thấy những suy nghĩ trong quá trình sáng tác của một kiến trúc sư tài năng (hình 26). Trước hết ta chú ý sơ đồ bên trái phía dưới trang hình, ở đây có vẽ mặt bằng nhìn từ trên xuống (top view). Trước mặt của bảo tàng có 3 vòng tròn đồng tâm và một mũi tên nằm ngang chỉ trục thời gian (time line).Cạnh mặt bằng top view là mặt bằng nhìn ở dưới đất (bottom view) và có thêm chữ Boat Bottom là đáy thuyền vì bảo tàng hình cái thuyền. Trên hình mặt bằng này có hai khối là khối lối vào cho khách tham quan và khối phục vụ, hai khối này là hai chân chống đỡ toàn bộ bảo tàng là cái thuyền đặt trên. Sơ đồ thứ hai có hình vuông ở bên phải trang hình có ghi chữ tổ chức bảo tàng (Museum Organization).

Biệt thự tại Datteln (Cộng hòa liên bang Đức)
Năm 2010, Libeskind thiết kế Bảo tàng công nghiệp hiện đại Zhang ZhiDong xây dựng tại tỉnh Vũ Hán (Trung Quốc)

Công trình Bảo tàng Zhang ZhiDong này rất nổi bật vì hình dáng có tính động xuất phát từ nét sơ phác khởi đầu của Libeskind ở phía trên bên phải trang hình với chú thích đường xoáy động (Dynamic Spiral) với hai mũi tên xác định quá trình phát triển tương lai. Hình 27 là ảnh công trình đã xây dựng hoàn thành.

Năm 2010, một công trình nữa của Libeskind được xây dựng ở Dublin Docklands (Ireland). Công trình này không có đường cong nào, đó là Nhà hát Grand Canal. Hình sơ phác và ảnh công trình được thể hiện trong hình 28 và 29.

Năm 2010, một công trình nữa của Libeskind được xây dựng ở Dublin Docklands (Ireland)

Khu chung cư Phản xạ (Reflections) tại vịnh Keppel ở Singapore là một quần thể công trình khá thú vị. Bản vẽ sơ phác của Libeskind (hình 30) cho ta thấy quần thể này có hai loại nhà chung cư, phía trước sát vịnh là hệ thống chung cư 6 tầng, phía sau là 6 chung cư cao tầng chia thành 3 cặp, mỗi cặp gồm một nhà cao 35 tầng và một nhà 24 tầng nối với nhau bằng hai nhà cầu. Cái đặc sắc nhất là 6 ngôi nhà cao tầng như ba cặp đôi đang giao lưu đối thoại với nhau (hình 31). Quần thể chung cư Reflections làm cho không gian vịnh Keppel sinh động.

Khu chung cư Phản xạ (Reflections) tại vịnh Keppel ở Singapore là một quần thể công trình khá thú vị. Bản vẽ sơ phác của Libeskind

Năm 2014, Trung tâm hội nghị ở Mons (Vương quốc Bỉ) do Libeskind thiết kế được xây dựng hoàn thành. Bản sơ phác không phức tạp (hình 32) gồm có hai khối cắt nhau tạo nên một công trình kiến trúc mạnh mẽ, hoành tráng (hình 33).

Trung tâm hội nghị ở Mons (Vương quốc Bỉ)

Năm 2015, Libeskind thực hiện một khối chung cư lớn tên là Citylife ở Milan (Italia). Khác với chung cư Reflections ở Singapore là ba cặp đôi nhà cao tầng, ở đây chung cư Citylife là một khối gồm mấy ngôi nhà cao tầng đặt sát nhau như một số người ôm lấy nhau một cách thân mật. Hình sơ phác ý tưởng (hình 34) cho ta thấy Citylife gồm một số bloc như thế. Công trình được xây dựng lên trông rất khang trang, đẹp mắt với màu sắc dịu và sinh động không giống những khối nhà cao tầng khô khan (hình 35).

khối chung cư lớn tên là Citylife ở Milan (Italia)

Tại Seoul, Hàn Quốc, ông thực hiện một nhóm ba công trình cao tầng gọi là Dan Towers. Ba tháp cao tầng này như ba vũ nữ đang múa (hình 36 và 37). Một chung cư nữa xây dựng ở Berlin, Đức năm 2015 lại lặp lại những đường thẳng, chéo và góc nhọn. Mấy nét sơ phác (hình 38) đã được thực hiện khá trung thành (hình 39), công trình nằm ở góc phố tạo hình ảnh sinh động cho cả khu vực.

Nhóm ba công trình cao tầng gọi là Dan Towers

Trung tâm truyền thông quảng cáo Run Run Shaw đã được sơ phác bằng những đường thẳng gẫy góc (hình 40) và công trình được xây dựng lên rất ấn tượng (hình 41).

Khu phức hợp Crystals ở trung tâm thành phố Las Vegas bang Nevada (Hoa Kỳ) được hoàn thành năm 2009. Đây là một không gian văn hóa giải trí kết hợp bán lẻ rộng lớn và khu ăn uống có nhiều thương hiệu nổi tiếng, ở cuối khu có casino lớn. Cuối năm 2009, khu phức hợp Crystals nhận được Leed Gold Core & Shell từ tổ chức Hội đồng xây dựng xanh Hoa Kỳ (USGBC) công nhận là khu phố bán lẻ lớn nhất thế giới. Sơ phác của Libeskind về khu phức hợp này được vẽ bằng phấn màu trên giấy croquis đen. Bản sơ phác rất đẹp mang đậm tính chất Libeskind là những đường gấp khúc, những góc nhọn xiên lên trời (hình 42), những khối kiến trúc có khối tích lớn nằm nghiêng ngả. Trong sơ phác có cả nhiều hình người đứng thành nhóm nhỏ li ti.

Trung tâm truyền thông quảng cáo Run Run Shaw

Qua một số sơ phác, Deniel Libeskind đã thể hiện rõ nét tinh thần của KTS trường phái Phi cấu tạo (Deconstruction). Hầu hết công trình của ông khó nhận biết được hệ thống kết cấu chịu lực, nó rất phức tạp và rắc rối; các công trình thường có những ẩn dụ. Vài nhận xét về các sơ phác của ông như sau:

  1. Ít sử dụng đường cong, chủ yếu dùng những đường thẳng gãy tạo góc nhọn như ở các bảo tàng Do Thái, Denver, bảo tàng Hoàng gia Ontario, khu Westside Shopping and Leisure Centre ở Thụy Sĩ…;
  2. Trong sơ phác có ghi nhiều chú thích như ở Bảo tàng công nghệ hiện đại ở Vũ Hán;
  3. Tính chất khái quát và ẩn dụ như trong bảo tàng chiến tranh (trái đất bị vỡ thành nhiều mảnh do chiến tranh);
  4. Sơ phác luôn chú ý đến bối cảnh chung quanh như nhà cửa, sông, cầu…

Là người gốc Do Thái, Libeskind coi trọng những kỷ niệm trong quá khứ. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng kỷ niệm là một chiều cơ bản của kiến trúc. Đó chẳng phải là lời chú thích mà với tôi đó là những quy tắc định hướng. Ký ức là thứ tạo dựng nền tảng cơ bản cho sự liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai… Tôi cho rằng đó chính là một phần bản chất của kiến trúc, cũng là phần quan trọng nhất vì khi ta không biết mình đang ở đâu, ta sẽ chẳng định hướng nổi mình sẽ đi đến đâu.”

PGS.TS Tôn Đại

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 08-2019)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét