(Xây dựng) - Sau khi đơn vị tư vấn trình bài dự thảo ý tưởng, các chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh dự án “Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Giám đốc Văn phòng SOM tại Hong Kong cho rằng Đà Nẵng cần có chiến lược phát triển khu vực nội đô được thiết kế thông minh.

Dự án “Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã được giao cho Liên danh tư vấn Sakae Corporate Advisory (Singapore) và Surbana Jurong (Singapore) thực hiện từ tháng 01/2019 đến tháng 01/2020. Trong quá trình thực hiện dự án sẽ có hai hội thảo được tổ chức để xin ý kiến đóng góp cho nội dung của dự án.

Chuyên gia tư vấn của Surbana Jurong (Singapore, đơn vị tư vấn Quy hoạch chung thành phố) có đề xuất giải pháp: Nên lựa chọn phương án giữ nguyên hiện trạng và mở rộng sân bay nhằm tăng tải trọng hành khách trong năm, kết nối tốt với các sân bay lớn của cả nước; hai cảng biển Liên Chiểu và Tiên Sa vừa phục vụ du lịch và dịch vụ logistics nhằm phục vụ cho sự phát triển bền vững...

Ngay sau đó, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã có nhiều phản biện liên quan các ý tưởng mà đơn vị tư vấn (ĐVTV) đã đưa ra trong buổi hội thảo. Về ý tưởng phát triển cơ sở hạ tầng của Đà Nẵng, bà Ame Engelhart - Giám đốc Văn phòng SOM tại Hong Kong đề xuất Đà Nẵng nên đi theo mô hình đô thị nén, tạo sức lan tỏa ra các vùng xung quanh, thay vì phát triển tràn lan.

Bà Engehart nhận định Đà Nẵng cần có chiến lược phát triển khu vực nội đô được thiết kế thông minh; khu vực đồi núi nên được bảo tồn, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững. Không cần phải phụ thuộc diện tích đất để phát triển Đà Nẵng trong tương lai, thực hiện đầu tư đa dạng hóa việc cung cấp nguồn năng lượng cho thành phố trong tương lai; bền vững nguồn nước, xử lý rác thải…

Trong khi đó, TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn nêu ra 8 vấn đề từ báo cáo sơ bộ ý tưởng của ĐVTV đến từ Singapore. Trong đó có hai vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu sâu hơn là nghiên cứu giải pháp kết nối giao thông (đường bộ - đường sắt – đường thủy) phù hợp vị thế đô thị trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Khu đô thị Logistics. Bên cạnh đó, nghiên cứu liên kết các không gian xanh, không gian nước trọng điểm.

Chuyên gia Nam Sơn cũng đưa ra ý kiến việc đưa đường sắt – đường cao tốc đẩy xa nhất về phía Tây thành phố, không cần quá sát trung tâm và gây ảnh hưởng phát triển đô thị trong tương lai, đồng thời có điểm nhìn là sử dụng chung hay tách bạch các kết nối giao thông phục vụ dân sinh hay công nghiệp.

Hiện tại, quỹ đất tại trung tâm TP Đà Nẵng không còn nhiều nữa nên nếu làm các công trình cao tầng sẽ vi phạm vào Quy hoạch sân bay, nên chuyên gia Nam Sơn đưa ý tưởng Đà Nẵng chuyển về khu đất phía Đông Đà Nẵng (quận Sơn Trà) làm trung tâm mới để làm các tuyến nhà cao tầng, không ảnh hưởng quy hoạch sân bay, gần trung tâm hiện hữu và liên kết được không gian xanh của bán đảo Sơn Trà. Đây là đề xuất mà chuyên gia Nam Sơn cho rằng ĐVTV cần nghiên cứu sâu.

KTS Ngô Viết Nam Sơn đóng góp nhiều ý kiến cho đơn vị tư vấn dự án.

Chưa kể, ĐVTV cũng bỏ sót chưa nói đến quận Ngũ Hành Sơn và không gian đô thị phải đưa vào Quy hoạch của TP Đà Nẵng khi các Khu đô thị xung quanh phải tôn vinh, không tranh chấp với quận Ngũ Hành Sơn. Nếu xây các nhà cao tầng đều có thể nhìn về phía quận Ngũ Hành Sơn, như các tòa nhà cao tầng tại Nhật Bản đều nhìn về phía ngọn núi Phú Sĩ.

Liên quan các vấn đề đô thị sân bay, chuyên gia này cho rằng nó phải phù hợp quy mô sân bay và vấn đề này chưa được ĐVTV làm rõ. Nhất là việc Quảng Nam – Đà Nẵng phối hợp ra sao để làm đường cao tốc phù hợp nối sân bay Đà Nẵng với sân bay Chu Lai, đồng thời ý tưởng sân bay Đà Nẵng chỉ đặt mục tiêu tối đa là 20 triệu lượt khách và phục vụ đường bay quốc tế ngắn, quốc nội, trong khi sân bay Chu Lai phục vụ đường bay quốc tế dài, bay quốc nội...

Riêng ý tưởng làm đập ngăn tại sông Cu Đê và sông Hàn để ngăn nước mặn từ biển đổ vào sông, chuyên gia Nam Sơn cho rằng phải xem xét kỹ lưỡng bởi nếu làm đập sẽ ngăn tàu không thể vào sâu trong sông Hàn nên việc làm đập phải sâu hơn chứ không sát cửa sông đổ ra biển được.

Với việc phát triển đô thị nén, KTS Nam Sơn cũng đồng ý với ý tưởng của ĐVTV, nhưng cần bổ sung: “Nếu đi đôi với giao thông công cộng thì ĐVTV phải lập thêm tuyến xe bus nhanh, xe bus công cộng. Nhất là các khu cao tầng thì bố trí ra sao. Nhất thời điểm hiện tại, phải có kịch bản ứng phó biến đổi khi hậu. ĐVTV phải có kế hoạch, kịch bản khu vực nào bị ngập và cách xử lý. Việc ý tưởng “Thành phố ngàn hồ” nên xem xét vì ở Việt Nam tối kỵ ao tù, nước đọng rất dễ thành ổ dịch. Nên quy hoạch hồ điều tiết có kết nối, luân chuyển nước và có không gian xanh sẽ hợp lý hơn. Tuy nhiên, tôi đánh giá cao nỗ lực của ĐVTV khi áp lực trong thời gian ngắn xây dựng sơ bộ ý tưởng nên không thể bao quát hết được các vấn đề, cũng như các phương án cụ thể cho từng phương án, ý tưởng”.

Trong khi đó chuyên gia, TS. Trần Du Lịch lại nhắc vấn đề Quy hoạch điều chỉnh chung TP Đà Nẵng vốn là đô thị đã hình thành và đã có những vùng đô thị phát triển khác nhau trong thành phố.

“Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị đưa ra hai vấn đề tôi tâm đắc là Đà Nẵng nằm trong chuỗi đô thị trọng điểm vùng ven biển miền Trung và con đường ven biển còn là con đường chiến lược hơn cả QL1A lúc này. Ngoài ra, Bộ Chính trị xem việc xây dựng “Vùng đô thị Đà Nẵng” kéo dài từ Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên – Huế) đến khu vực Nam Hội An (tỉnh Quảng Nam) và tôi nghĩ việc quy hoạch điều chỉnh chung TP Đà Nẵng không chỉ mỗi Đà Nẵng mà còn phải chú ý tiêu chí này”.

Chuyên gia Trần Du Lịch cũng nhắc Đà Nẵng và ĐVTV về triết lý giao thông của Đà Nẵng là gì. Nếu tập trung giao thông công cộng (GTCC) thì phải xây dựng Khu đô thị theo từng vùng và kết nối bằng giao GTCC.

“Nếu Đà Nẵng còn xây dựng nhà ống, cao tầng, còn phân lô bán nền thì không thể làm GTCC được. Cũng như Cảng Tiên Sa lâu dài phải là cảng du lịch, còn cảng Liên Chiểu phải là cảng công nghiệp để tạo kết nối vùng. Tuy nhiên, cảng Liên Chiểu có quy mô ra sao, chở cái gì còn phải dựa trên tính tổng thể công nghiệp của cả vùng chứ không chỉ của Đà Nẵng”, chuyên gia Trần Du Lịch phản biện.

Nguyễn Tuấn

Các chuyên gia nêu ý kiến liên quan dự án “Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

(Xây dựng) - Sau khi đơn vị tư vấn trình bài dự thảo ý tưởng, các chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh dự án “Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Giám đốc Văn phòng SOM tại Hong Kong cho rằng Đà Nẵng cần có chiến lược phát triển khu vực nội đô được thiết kế thông minh.

Dự án “Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã được giao cho Liên danh tư vấn Sakae Corporate Advisory (Singapore) và Surbana Jurong (Singapore) thực hiện từ tháng 01/2019 đến tháng 01/2020. Trong quá trình thực hiện dự án sẽ có hai hội thảo được tổ chức để xin ý kiến đóng góp cho nội dung của dự án.

Chuyên gia tư vấn của Surbana Jurong (Singapore, đơn vị tư vấn Quy hoạch chung thành phố) có đề xuất giải pháp: Nên lựa chọn phương án giữ nguyên hiện trạng và mở rộng sân bay nhằm tăng tải trọng hành khách trong năm, kết nối tốt với các sân bay lớn của cả nước; hai cảng biển Liên Chiểu và Tiên Sa vừa phục vụ du lịch và dịch vụ logistics nhằm phục vụ cho sự phát triển bền vững...

Ngay sau đó, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã có nhiều phản biện liên quan các ý tưởng mà đơn vị tư vấn (ĐVTV) đã đưa ra trong buổi hội thảo. Về ý tưởng phát triển cơ sở hạ tầng của Đà Nẵng, bà Ame Engelhart - Giám đốc Văn phòng SOM tại Hong Kong đề xuất Đà Nẵng nên đi theo mô hình đô thị nén, tạo sức lan tỏa ra các vùng xung quanh, thay vì phát triển tràn lan.

Bà Engehart nhận định Đà Nẵng cần có chiến lược phát triển khu vực nội đô được thiết kế thông minh; khu vực đồi núi nên được bảo tồn, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững. Không cần phải phụ thuộc diện tích đất để phát triển Đà Nẵng trong tương lai, thực hiện đầu tư đa dạng hóa việc cung cấp nguồn năng lượng cho thành phố trong tương lai; bền vững nguồn nước, xử lý rác thải…

Trong khi đó, TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn nêu ra 8 vấn đề từ báo cáo sơ bộ ý tưởng của ĐVTV đến từ Singapore. Trong đó có hai vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu sâu hơn là nghiên cứu giải pháp kết nối giao thông (đường bộ - đường sắt – đường thủy) phù hợp vị thế đô thị trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Khu đô thị Logistics. Bên cạnh đó, nghiên cứu liên kết các không gian xanh, không gian nước trọng điểm.

Chuyên gia Nam Sơn cũng đưa ra ý kiến việc đưa đường sắt – đường cao tốc đẩy xa nhất về phía Tây thành phố, không cần quá sát trung tâm và gây ảnh hưởng phát triển đô thị trong tương lai, đồng thời có điểm nhìn là sử dụng chung hay tách bạch các kết nối giao thông phục vụ dân sinh hay công nghiệp.

Hiện tại, quỹ đất tại trung tâm TP Đà Nẵng không còn nhiều nữa nên nếu làm các công trình cao tầng sẽ vi phạm vào Quy hoạch sân bay, nên chuyên gia Nam Sơn đưa ý tưởng Đà Nẵng chuyển về khu đất phía Đông Đà Nẵng (quận Sơn Trà) làm trung tâm mới để làm các tuyến nhà cao tầng, không ảnh hưởng quy hoạch sân bay, gần trung tâm hiện hữu và liên kết được không gian xanh của bán đảo Sơn Trà. Đây là đề xuất mà chuyên gia Nam Sơn cho rằng ĐVTV cần nghiên cứu sâu.

KTS Ngô Viết Nam Sơn đóng góp nhiều ý kiến cho đơn vị tư vấn dự án.

Chưa kể, ĐVTV cũng bỏ sót chưa nói đến quận Ngũ Hành Sơn và không gian đô thị phải đưa vào Quy hoạch của TP Đà Nẵng khi các Khu đô thị xung quanh phải tôn vinh, không tranh chấp với quận Ngũ Hành Sơn. Nếu xây các nhà cao tầng đều có thể nhìn về phía quận Ngũ Hành Sơn, như các tòa nhà cao tầng tại Nhật Bản đều nhìn về phía ngọn núi Phú Sĩ.

Liên quan các vấn đề đô thị sân bay, chuyên gia này cho rằng nó phải phù hợp quy mô sân bay và vấn đề này chưa được ĐVTV làm rõ. Nhất là việc Quảng Nam – Đà Nẵng phối hợp ra sao để làm đường cao tốc phù hợp nối sân bay Đà Nẵng với sân bay Chu Lai, đồng thời ý tưởng sân bay Đà Nẵng chỉ đặt mục tiêu tối đa là 20 triệu lượt khách và phục vụ đường bay quốc tế ngắn, quốc nội, trong khi sân bay Chu Lai phục vụ đường bay quốc tế dài, bay quốc nội...

Riêng ý tưởng làm đập ngăn tại sông Cu Đê và sông Hàn để ngăn nước mặn từ biển đổ vào sông, chuyên gia Nam Sơn cho rằng phải xem xét kỹ lưỡng bởi nếu làm đập sẽ ngăn tàu không thể vào sâu trong sông Hàn nên việc làm đập phải sâu hơn chứ không sát cửa sông đổ ra biển được.

Với việc phát triển đô thị nén, KTS Nam Sơn cũng đồng ý với ý tưởng của ĐVTV, nhưng cần bổ sung: “Nếu đi đôi với giao thông công cộng thì ĐVTV phải lập thêm tuyến xe bus nhanh, xe bus công cộng. Nhất là các khu cao tầng thì bố trí ra sao. Nhất thời điểm hiện tại, phải có kịch bản ứng phó biến đổi khi hậu. ĐVTV phải có kế hoạch, kịch bản khu vực nào bị ngập và cách xử lý. Việc ý tưởng “Thành phố ngàn hồ” nên xem xét vì ở Việt Nam tối kỵ ao tù, nước đọng rất dễ thành ổ dịch. Nên quy hoạch hồ điều tiết có kết nối, luân chuyển nước và có không gian xanh sẽ hợp lý hơn. Tuy nhiên, tôi đánh giá cao nỗ lực của ĐVTV khi áp lực trong thời gian ngắn xây dựng sơ bộ ý tưởng nên không thể bao quát hết được các vấn đề, cũng như các phương án cụ thể cho từng phương án, ý tưởng”.

Trong khi đó chuyên gia, TS. Trần Du Lịch lại nhắc vấn đề Quy hoạch điều chỉnh chung TP Đà Nẵng vốn là đô thị đã hình thành và đã có những vùng đô thị phát triển khác nhau trong thành phố.

“Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị đưa ra hai vấn đề tôi tâm đắc là Đà Nẵng nằm trong chuỗi đô thị trọng điểm vùng ven biển miền Trung và con đường ven biển còn là con đường chiến lược hơn cả QL1A lúc này. Ngoài ra, Bộ Chính trị xem việc xây dựng “Vùng đô thị Đà Nẵng” kéo dài từ Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên – Huế) đến khu vực Nam Hội An (tỉnh Quảng Nam) và tôi nghĩ việc quy hoạch điều chỉnh chung TP Đà Nẵng không chỉ mỗi Đà Nẵng mà còn phải chú ý tiêu chí này”.

Chuyên gia Trần Du Lịch cũng nhắc Đà Nẵng và ĐVTV về triết lý giao thông của Đà Nẵng là gì. Nếu tập trung giao thông công cộng (GTCC) thì phải xây dựng Khu đô thị theo từng vùng và kết nối bằng giao GTCC.

“Nếu Đà Nẵng còn xây dựng nhà ống, cao tầng, còn phân lô bán nền thì không thể làm GTCC được. Cũng như Cảng Tiên Sa lâu dài phải là cảng du lịch, còn cảng Liên Chiểu phải là cảng công nghiệp để tạo kết nối vùng. Tuy nhiên, cảng Liên Chiểu có quy mô ra sao, chở cái gì còn phải dựa trên tính tổng thể công nghiệp của cả vùng chứ không chỉ của Đà Nẵng”, chuyên gia Trần Du Lịch phản biện.

Nguyễn Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét