(Xây dựng) - Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), năm 2019, Cục Hàng không Việt Nam được Bộ giao lập Đề án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến 2050 và 5 Đề án điều chỉnh quy hoạch các cảng hàng không: Nội Bài, Đà Nẵng, Pleiku, Phú Quốc, Cam Ranh.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 236/QĐ-TTg, Cục Hàng không Việt Nam đã tiến hành rà soát và xác định tính đến thời điểm hiện tại có 11 cảng hàng không đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đảm bảo phù hợp với Quyết định này.

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết, có 8 cảng hàng không là Điện Biên, Đồng Hới, Long Thành, Vân Đồn, Phú Bài, Cần Thơ, Phan Thiết, Tân Sơn Nhất đã được lập/điều chỉnh quy hoạch chi tiết và được Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT phê duyệt với quy mô phù hợp quy mô tại QĐ236; 2 cảng hàng không là Côn Đảo và Chu Lai đã được trình Bộ GTVT hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết.

Cục Hàng không Việt Nam cũng rà soát và xác định còn 17 cảng hàng không cần tiếp tục lập quy hoạch chi tiết/điều chỉnh quy hoạch chi tiết cho phù hợp với Quyết định 236/QĐ-TTg. Ngoài ra, do Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, theo đó sẽ phải tiến hành rà soát và triển khai quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn định hướng đến năm 2050.

Báo cáo tại buổi làm việc, đẩy nhanh tiến độ rà soát, điều chỉnh quy hoạch các cảng hàng không, sân bay ngày 19/2, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng khẳng định hiện các cảng hàng không, sân bay đã hoàn thành quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phù hợp theo quy định nhưng khó khăn lớn nhất để thực hiện nhiệm vụ là việc bố trí nguồn vốn thực hiện công tác quy hoạch.

Theo Luật Quy hoạch, Đề án này thuộc quy hoạch quốc gia nên được thực hiện theo nguồn đầu tư công. Tuy nhiên, Cục Hàng không Việt Nam hiện vẫn chưa được bố trí vốn đầu tư công để thực hiện đề án. Tương tự, với Đề án điều chỉnh quy hoạch còn lại, Cục cũng chưa được bố trí vốn sự nghiệp để triển khai.

Về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư, Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cũng khẳng định, Cục Hàng không Việt Nam đã lập dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2019 cho nhiệm vụ thiết kế quy hoạch là hơn 17,5 tỷ đồng. Kinh phí này cũng đã được Bộ tổng hợp trong dự toán thu, chi thường xuyên NSNN năm 2019 của Bộ GTVT gửi Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Bộ Tài chính sau đó đã loại khoản chi này ra khỏi Quyết định giao dự toán thu, chi NSNN 2019.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư Bộ GTVT cũng cho biết thêm, trước nhu cầu cấp bách phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết các cảng hàng không, Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét bổ sung dự toán chi thường xuyên NSNN 2019 cho nhiệm vụ thiết kế quy hoạch.

Với quy hoạch phân khu chức năng (1/500), hiện mới chỉ có 2 sân bay là Cam Ranh và Lào Cai đã có quy hoạch phân khu chức năng. Với các sân bay còn lại Cục hàng không đã giao Cảng vụ thực hiện quy hoạch này tuy nhiên hiện cũng chưa có vốn để triển khai.

Cũng tại buổi làm việc, liên quan đến công tác quy hoạch, Tổng Gíam đốc Tổng Cty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) Vũ Thế Phiệt cũng cung cấp thêm nhiều dự án hạ tầng hàng không cấp bách vẫn phải chờ quy hoạch.Ví dụ tại các sân bay như Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc cần phải điều chỉnh ngay vì đã rất quá tải. Quy hoạch phải sớm để còn tiến hành bước đầu tư xây dựng.

Cùng quan điểm, ông Đinh Việt Thắng cho rằng công suất cả 2 nhà ga quốc nội và quốc tế của Đà Nẵng tối đa chỉ 10 triệu khách/năm nhưng hiện đã quá tải khoảng 3 triệu/khách. “Phải xây dựng một nhà ga mới để đảm bảo công suất tối đa của Đà Nẵng khoảng 30 triệu khách. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải xây dựng một nhà ga mới công suất 18 – 20 triệu khách/năm mới có thể đảm bảo Quyết định 236 của Thủ tướng”, ông Đinh Việt Thắng nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng khẳng định: Quy hoạch là vấn đề hết sức quan trọng, do đó phải nhanh chóng triển khai quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc giai đoạn 2030, định hướng đến 2050. Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng về việc kinh phí lập quy hoạch tổng thể, Thủ tướng cũng đã đồng tình và giao Bộ Tài chính sớm có báo cáo nguồn vốn này.

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của các cơ quan liên quan, trong đó có Cục Hàng không Việt Nam và Tổng Cty Cảng Hàng không Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 236/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng cho rằng, việc thực hiện Luật kế hoạch, điều chỉnh quy hoạch đã đạt được một số kết quả tuy nhiên, tiến độ chưa thật tốt. Một số vướng mắc giải quyết chưa xong, ảnh hưởng đến công tác điều chỉnh quy hoạch, ít nhiều ảnh hưởng đến công tác mở rộng một số sân bay đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không.

Do đó, Bộ trưởng chỉ đạo các cơ quan phải tích cực tham mưu, vướng ở đâu phải đề xuất ở đó, làm sao để giải quyết ngay vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch. Bộ trưởng cũng giao các cơ quan chức năng tham mưu văn bản báo cáo Chính phủ điều chỉnh Nghị định 102 về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay để làm sao tích hợp được Luật Quy hoạch, Luật Hàng không và giải quyết một số vướng mắc hiện nay.

Đặc biệt, cần làm rõ quy hoạch chi tiết 1/2000 do đơn vị nào thực hiện, cơ quan nào phê duyệt, kinh phí như thế nào. Riêng quy hoạch phân khu chức năng 1/500, cần điều chỉnh theo hướng coi đây là một phần của dự án cũng như làm rõ kinh phí thực hiện ở đâu (hiện theo thông lệ kinh phí phải lấy từ dự án).

Lê Mỹ

Đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch các cảng hàng không, sân bay

(Xây dựng) - Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), năm 2019, Cục Hàng không Việt Nam được Bộ giao lập Đề án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến 2050 và 5 Đề án điều chỉnh quy hoạch các cảng hàng không: Nội Bài, Đà Nẵng, Pleiku, Phú Quốc, Cam Ranh.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 236/QĐ-TTg, Cục Hàng không Việt Nam đã tiến hành rà soát và xác định tính đến thời điểm hiện tại có 11 cảng hàng không đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đảm bảo phù hợp với Quyết định này.

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết, có 8 cảng hàng không là Điện Biên, Đồng Hới, Long Thành, Vân Đồn, Phú Bài, Cần Thơ, Phan Thiết, Tân Sơn Nhất đã được lập/điều chỉnh quy hoạch chi tiết và được Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT phê duyệt với quy mô phù hợp quy mô tại QĐ236; 2 cảng hàng không là Côn Đảo và Chu Lai đã được trình Bộ GTVT hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết.

Cục Hàng không Việt Nam cũng rà soát và xác định còn 17 cảng hàng không cần tiếp tục lập quy hoạch chi tiết/điều chỉnh quy hoạch chi tiết cho phù hợp với Quyết định 236/QĐ-TTg. Ngoài ra, do Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, theo đó sẽ phải tiến hành rà soát và triển khai quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn định hướng đến năm 2050.

Báo cáo tại buổi làm việc, đẩy nhanh tiến độ rà soát, điều chỉnh quy hoạch các cảng hàng không, sân bay ngày 19/2, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng khẳng định hiện các cảng hàng không, sân bay đã hoàn thành quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phù hợp theo quy định nhưng khó khăn lớn nhất để thực hiện nhiệm vụ là việc bố trí nguồn vốn thực hiện công tác quy hoạch.

Theo Luật Quy hoạch, Đề án này thuộc quy hoạch quốc gia nên được thực hiện theo nguồn đầu tư công. Tuy nhiên, Cục Hàng không Việt Nam hiện vẫn chưa được bố trí vốn đầu tư công để thực hiện đề án. Tương tự, với Đề án điều chỉnh quy hoạch còn lại, Cục cũng chưa được bố trí vốn sự nghiệp để triển khai.

Về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư, Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cũng khẳng định, Cục Hàng không Việt Nam đã lập dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2019 cho nhiệm vụ thiết kế quy hoạch là hơn 17,5 tỷ đồng. Kinh phí này cũng đã được Bộ tổng hợp trong dự toán thu, chi thường xuyên NSNN năm 2019 của Bộ GTVT gửi Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Bộ Tài chính sau đó đã loại khoản chi này ra khỏi Quyết định giao dự toán thu, chi NSNN 2019.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư Bộ GTVT cũng cho biết thêm, trước nhu cầu cấp bách phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết các cảng hàng không, Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét bổ sung dự toán chi thường xuyên NSNN 2019 cho nhiệm vụ thiết kế quy hoạch.

Với quy hoạch phân khu chức năng (1/500), hiện mới chỉ có 2 sân bay là Cam Ranh và Lào Cai đã có quy hoạch phân khu chức năng. Với các sân bay còn lại Cục hàng không đã giao Cảng vụ thực hiện quy hoạch này tuy nhiên hiện cũng chưa có vốn để triển khai.

Cũng tại buổi làm việc, liên quan đến công tác quy hoạch, Tổng Gíam đốc Tổng Cty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) Vũ Thế Phiệt cũng cung cấp thêm nhiều dự án hạ tầng hàng không cấp bách vẫn phải chờ quy hoạch.Ví dụ tại các sân bay như Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc cần phải điều chỉnh ngay vì đã rất quá tải. Quy hoạch phải sớm để còn tiến hành bước đầu tư xây dựng.

Cùng quan điểm, ông Đinh Việt Thắng cho rằng công suất cả 2 nhà ga quốc nội và quốc tế của Đà Nẵng tối đa chỉ 10 triệu khách/năm nhưng hiện đã quá tải khoảng 3 triệu/khách. “Phải xây dựng một nhà ga mới để đảm bảo công suất tối đa của Đà Nẵng khoảng 30 triệu khách. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải xây dựng một nhà ga mới công suất 18 – 20 triệu khách/năm mới có thể đảm bảo Quyết định 236 của Thủ tướng”, ông Đinh Việt Thắng nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng khẳng định: Quy hoạch là vấn đề hết sức quan trọng, do đó phải nhanh chóng triển khai quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc giai đoạn 2030, định hướng đến 2050. Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng về việc kinh phí lập quy hoạch tổng thể, Thủ tướng cũng đã đồng tình và giao Bộ Tài chính sớm có báo cáo nguồn vốn này.

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của các cơ quan liên quan, trong đó có Cục Hàng không Việt Nam và Tổng Cty Cảng Hàng không Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 236/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng cho rằng, việc thực hiện Luật kế hoạch, điều chỉnh quy hoạch đã đạt được một số kết quả tuy nhiên, tiến độ chưa thật tốt. Một số vướng mắc giải quyết chưa xong, ảnh hưởng đến công tác điều chỉnh quy hoạch, ít nhiều ảnh hưởng đến công tác mở rộng một số sân bay đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không.

Do đó, Bộ trưởng chỉ đạo các cơ quan phải tích cực tham mưu, vướng ở đâu phải đề xuất ở đó, làm sao để giải quyết ngay vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch. Bộ trưởng cũng giao các cơ quan chức năng tham mưu văn bản báo cáo Chính phủ điều chỉnh Nghị định 102 về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay để làm sao tích hợp được Luật Quy hoạch, Luật Hàng không và giải quyết một số vướng mắc hiện nay.

Đặc biệt, cần làm rõ quy hoạch chi tiết 1/2000 do đơn vị nào thực hiện, cơ quan nào phê duyệt, kinh phí như thế nào. Riêng quy hoạch phân khu chức năng 1/500, cần điều chỉnh theo hướng coi đây là một phần của dự án cũng như làm rõ kinh phí thực hiện ở đâu (hiện theo thông lệ kinh phí phải lấy từ dự án).

Lê Mỹ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét