Theo báo Guardian của Anh, tốc độ phá hủy nhanh chóng các công trình lịch sử của TP.HCM có thể khiến đầu tàu kinh tế của Việt Nam dần đánh mất bản sắc.

“Người ta không nhận ra những gì họ đánh mất. Nhiều người thậm chí còn không biết đến những gì từng tồn tại ở đây”, Candy Nguyen nói với Guardian khi nhìn qua cánh cổng bị khóa của xưởng đóng tàu Ba Son lịch sử.

Khu di sản hàng hải lâu đời nhất và quan trọng nhất của TP.HCM bị che khuất khỏi đường phố bởi những tấm bảng lớn màu xanh với dòng chữ như “Tái tạo đường chân trời”. Đây hiện là dự án bất động sản lớn nhất khu trung tâm quận 1 của thành phố với cụm chung cư cao 50 tầng đang mọc lên.

Các tình nguyện viên của Đài Quan sát Di sản Sài Gòn như Nguyen không được phép vào khu vực thi công. Họ tin rằng kiến trúc công nghiệp độc đáo của xưởng đóng tàu được thành lập từ thế kỷ 18 đã bị phá hủy hoàn toàn. Thay thế cho nó là những dãy nhà cao cấp cùng bến du thuyền trên sông Sài Gòn để phục vụ cuộc sống xa hoa của người giàu.

TP.HCM nhìn từ trên cao với tòa nhà chọc trời Landmark 81 ở bên trái, sông Sài Gòn và vùng đầm lầy bằng phẳng của Thủ Thiêm. Ảnh: Getty.

Bộ mặt thành phố thay đổi chóng mặt

“TP.HCM (tên gọi trước đây là Sài Gòn) từ lâu đã nổi tiếng về tính quốc tế và sự đa dạng”, nhà báo Nicky Van Mead của Guardian viết.

Đầu tàu kinh tế của Việt Nam luôn là nơi tạo ra của cải. Tuy nhiên, với dân số 8,1 triệu người, dự kiến tăng lên trên 10 triệu người vào năm 2026 theo ước tính của Liên Hợp Quốc, tốc độ thay đổi của thành phố năng động này càng thêm hối hả.

Các chuyên gia di sản cho biết hầu như không có tòa nhà lịch sử nào thoát khỏi cảnh bị phá dỡ. Ba Son được chuyển đổi thành Golden River, khu bất động sản thượng lưu được quảng bá là “thành phố trong lòng thành phố”. Đây là dự án của Vinhomes thuộc tập đoàn khổng lồ Vingroup.

Theo Guardian, Vingroup có mặt ở khắp nơi, từ bất động sản, bán lẻ, khách sạn đến chăm sóc sức khỏe. Chủ tịch Phạm Nhật Vượng, người thành lập công ty khi còn là nhà sản xuất mì ăn liền ở Ukraine vào những năm 1990, là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và hiện vẫn là người giàu nhất.

Trong số các biệt thự, hàng rào vàng và cây cọ của một phần gần hoàn thiện tại Golden River, bảng quảng cáo về công trình trường học và cửa hàng tiện lợi đã được dựng lên. Tất cả những gì còn lại của xưởng đóng tàu cũ là cặp mỏ neo rỉ sét, một khẩu súng đại bác và một số ván gỗ lâu năm hiện được dùng để trang trí cho khách sạn Myst.

“Ba Son từng có lịch sử phong phú nhưng họ đã phá hủy tất cả. Đặc trưng của thành phố đang mất dần”, Nguyen nói.

(Theo chiều kim đồng hồ từ góc trên bên trái) Cửa hàng Charner, căn hộ art deco 213 Đồng Khởi, cửa hàng bách hóa hải quân và tòa nhà chính phủ thời thuộc địa. Ảnh: Historic Vietnam.

Cách đó 1,6 km về phía đông bắc là một công trình khác của Vingroup. Công viên Trung tâm, với tòa nhà chọc trời Landmark 81, được 17 tòa tháp căn hộ bao quanh. Công trình này đã trở thành tòa nhà cao nhất ở Việt Nam và cao thứ 14 trên thế giới khi được hoàn thành vào năm 2018.

Khi bước vào trung tâm thương mại Vincom, các khách hàng sẽ choáng ngợp trước phòng trưng bày với siêu xe Lamborghini Huracán màu vàng kim và ba mẫu xe khác nhau của Bentley. Ở đây còn có bệnh viện Vinmec, cửa hàng điện tử Vinpro và đại lý điện thoại Vinsmart.

Trong khi Công viên Trung tâm phần lớn được xây dựng trên khu đất khai hoang và các khu đất trống, việc xây dựng hầu hết công trình khác ở khu trung tâm đều đòi hỏi phá hủy các tòa nhà lịch sử để lấy mặt bằng.

Dự án Công viên Trung tâm, với tòa nhà chọc trời Landmark 81 ở giữa. Ảnh: Getty.

Theo ước tính, 1/3 các tòa nhà lịch sử của thành phố đã bị phá hủy trong 20 năm qua.

Năm 1993, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Triển vọng, một cơ quan nghiên cứu đô thị Pháp – Việt, đã phân loại 377 tòa nhà ở quận 1 và quận 3 thuộc khu trung tâm vào công trình di sản. Năm 2014, 207 tòa nhà trong số đó đã bị phá hủy hoặc sửa đổi.

UBND TP.HCM chia khoảng 1.000 tòa nhà lịch sử thành ba loại. Loại 1 là các công trình được bảo vệ; loại 2 là nơi chủ sở hữu có thể xây dựng trên lô đất nhưng không được phá hủy tòa nhà cũ; loại 3 có thể bị phá hủy.

Chủ sở hữu của các công trình loại 3 là những người có lợi nhất. “Nhìn chung, họ theo đuổi lợi nhuận trước mắt. Mọi người muốn sự hiện đại, sạch sẽ và tiện nghi. Họ không quan tâm đến việc bảo tồn các bức tường cũ. Họ thấy chủ sở hữu bên cạnh đã phá hủy tòa nhà để xây dựng tháp văn phòng 32 tầng với nhà hàng và căn hộ cao cấp và họ nghĩ, tại sao mình lại không thể?”, một nhà quy hoạch nói với Guardian.

Đường chân trời từ một căn hộ trong khu phức hợp Golden River. Những gì còn lại của xưởng đóng tàu Ba Son lịch sử có thể được nhìn thấy ở phía dưới bên phải bức ảnh. Ảnh: Getty.

Tiềm năng kinh tế của các di sản

Khu vực đường Đồng Khởi cũng trải qua những thay đổi lớn. Nhà báo của Guardian tiếc rẻ các công trình nghệ thuật và tòa nhà hiện đại đầu thế kỷ 20 đã biến mất sau chiến tranh, thay vào đó, nó được “hồi sinh” trong bộ dạng các cửa hiệu sang trọng của Gucci, Dior và Louis Vuitton.

Tuy nhiên, việc phá hủy vẫn tiếp diễn. Tòa nhà chung cư phong cách art deco ở 213 Đồng Khởi, công trình từng được đề cập trong tiểu thuyết Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, đã bị phá hủy cho văn phòng chính phủ mới.

Cách đó một dãy nhà về phía tây, cửa hàng bách hóa Charner năm 1924 (sau này là Thương xá Tax) đã bị đánh sập để nhường chỗ cho tuyến metro bị trì hoãn từ lâu của thành phố. Các nhóm di sản tin rằng cầu thang lớn kiểu Marocco và các viên gạch họa tiết của nó không được gỡ bỏ và bảo tồn như lời hứa.

Bên cạnh Khách sạn Continental có từ thế kỷ 19, Tòa nhà Eden sáu tầng, nơi từng là trung tâm báo chí trong Chiến tranh Việt Nam, đã bị phá hủy vào năm 2009 để nhường chỗ cho trung tâm thương mại Vincom. Đường Đồng Khởi hiện chỉ còn một chung cư phong cách art deco duy nhất nhưng công trình cũ kỹ này cũng sắp bị phá hủy.

Các nhà phê bình cho rằng trung tâm lịch sử của thành phố đang bị thay thế bởi kiến trúc đại trà có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào tại châu Á. Ảnh: Alamy/Getty.

Theo nhà sử học kiến trúc Mel Schenck, các công trình hiện đại của thành phố có thể là mục tiêu phá hủy tiếp theo.

Schenck ước tính 70-80% công trình của thành phố được xây dựng theo phong cách hiện đại, phần lớn là của các kiến trúc sư Việt Nam nổi tiếng như Ngô Viết Thụ, người đã thiết kế Dinh Độc Lập.

Tuy nhiên, ngay cả các công trình được chính Ngô Viết Thụ thiết kế cũng không được bảo đảm. Một biệt thự của ông ở quận 3 đang bị bỏ trống. “Đó là một khu phố sầm uất. Mặt bằng của nó lại lớn. Tòa nhà này sẽ phải ra đi thôi”, Schenck nói.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, con trai của Ngô Viết Thụ, hiện sống và làm việc ở TP.HCM, Mỹ và Canada. Ông tin rằng thành phố cần học hỏi từ sai lầm của các thành phố châu Á khác trước khi quá muộn.

“Ở Ba Son, người ta có thể tạo ra một khu vực đẹp đẽ, một không gian văn hóa và không gian xanh cho thành phố, giống như Pier 59 ở New York hay Bến Ngư phủ ở San Francisco, nhưng thay vào đó, họ lại phá hủy nó”, ông nói.

“Khi phá hủy các tòa nhà lịch sử, họ đang đánh mất lợi ích kinh tế tiềm năng. Nếu xét về mặt du lịch thì mọi người muốn nhìn thấy lịch sử của thành phố để cảm nhận về nó. Việc bảo tồn có thể mang lại giá trị kinh tế”, ông nhận xét.

Với điều kiện tương đồng, Thượng Hải đã bảo tồn được phần lớn trung tâm lịch sử với vùng đầm lầy Phố Đông ở phía đông dòng sông được phát triển thành khu tài chính.

“Chúng tôi nên giữ gìn quận 1 như trung tâm thành phố cũ với một số tòa nhà mới nhưng ưu tiên hàng đầu là bảo tồn. Còn khu vực Thủ Thiêm phía bên kia sông ở quận 2 có thể là khu tài chính quốc tế”, ông nói.

Theo Tuyết Mai/new.zing

Báo Anh tiếc nuối những di sản và bản sắc “đang mất dần” của TP.HCM

Theo báo Guardian của Anh, tốc độ phá hủy nhanh chóng các công trình lịch sử của TP.HCM có thể khiến đầu tàu kinh tế của Việt Nam dần đánh mất bản sắc.

“Người ta không nhận ra những gì họ đánh mất. Nhiều người thậm chí còn không biết đến những gì từng tồn tại ở đây”, Candy Nguyen nói với Guardian khi nhìn qua cánh cổng bị khóa của xưởng đóng tàu Ba Son lịch sử.

Khu di sản hàng hải lâu đời nhất và quan trọng nhất của TP.HCM bị che khuất khỏi đường phố bởi những tấm bảng lớn màu xanh với dòng chữ như “Tái tạo đường chân trời”. Đây hiện là dự án bất động sản lớn nhất khu trung tâm quận 1 của thành phố với cụm chung cư cao 50 tầng đang mọc lên.

Các tình nguyện viên của Đài Quan sát Di sản Sài Gòn như Nguyen không được phép vào khu vực thi công. Họ tin rằng kiến trúc công nghiệp độc đáo của xưởng đóng tàu được thành lập từ thế kỷ 18 đã bị phá hủy hoàn toàn. Thay thế cho nó là những dãy nhà cao cấp cùng bến du thuyền trên sông Sài Gòn để phục vụ cuộc sống xa hoa của người giàu.

TP.HCM nhìn từ trên cao với tòa nhà chọc trời Landmark 81 ở bên trái, sông Sài Gòn và vùng đầm lầy bằng phẳng của Thủ Thiêm. Ảnh: Getty.

Bộ mặt thành phố thay đổi chóng mặt

“TP.HCM (tên gọi trước đây là Sài Gòn) từ lâu đã nổi tiếng về tính quốc tế và sự đa dạng”, nhà báo Nicky Van Mead của Guardian viết.

Đầu tàu kinh tế của Việt Nam luôn là nơi tạo ra của cải. Tuy nhiên, với dân số 8,1 triệu người, dự kiến tăng lên trên 10 triệu người vào năm 2026 theo ước tính của Liên Hợp Quốc, tốc độ thay đổi của thành phố năng động này càng thêm hối hả.

Các chuyên gia di sản cho biết hầu như không có tòa nhà lịch sử nào thoát khỏi cảnh bị phá dỡ. Ba Son được chuyển đổi thành Golden River, khu bất động sản thượng lưu được quảng bá là “thành phố trong lòng thành phố”. Đây là dự án của Vinhomes thuộc tập đoàn khổng lồ Vingroup.

Theo Guardian, Vingroup có mặt ở khắp nơi, từ bất động sản, bán lẻ, khách sạn đến chăm sóc sức khỏe. Chủ tịch Phạm Nhật Vượng, người thành lập công ty khi còn là nhà sản xuất mì ăn liền ở Ukraine vào những năm 1990, là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và hiện vẫn là người giàu nhất.

Trong số các biệt thự, hàng rào vàng và cây cọ của một phần gần hoàn thiện tại Golden River, bảng quảng cáo về công trình trường học và cửa hàng tiện lợi đã được dựng lên. Tất cả những gì còn lại của xưởng đóng tàu cũ là cặp mỏ neo rỉ sét, một khẩu súng đại bác và một số ván gỗ lâu năm hiện được dùng để trang trí cho khách sạn Myst.

“Ba Son từng có lịch sử phong phú nhưng họ đã phá hủy tất cả. Đặc trưng của thành phố đang mất dần”, Nguyen nói.

(Theo chiều kim đồng hồ từ góc trên bên trái) Cửa hàng Charner, căn hộ art deco 213 Đồng Khởi, cửa hàng bách hóa hải quân và tòa nhà chính phủ thời thuộc địa. Ảnh: Historic Vietnam.

Cách đó 1,6 km về phía đông bắc là một công trình khác của Vingroup. Công viên Trung tâm, với tòa nhà chọc trời Landmark 81, được 17 tòa tháp căn hộ bao quanh. Công trình này đã trở thành tòa nhà cao nhất ở Việt Nam và cao thứ 14 trên thế giới khi được hoàn thành vào năm 2018.

Khi bước vào trung tâm thương mại Vincom, các khách hàng sẽ choáng ngợp trước phòng trưng bày với siêu xe Lamborghini Huracán màu vàng kim và ba mẫu xe khác nhau của Bentley. Ở đây còn có bệnh viện Vinmec, cửa hàng điện tử Vinpro và đại lý điện thoại Vinsmart.

Trong khi Công viên Trung tâm phần lớn được xây dựng trên khu đất khai hoang và các khu đất trống, việc xây dựng hầu hết công trình khác ở khu trung tâm đều đòi hỏi phá hủy các tòa nhà lịch sử để lấy mặt bằng.

Dự án Công viên Trung tâm, với tòa nhà chọc trời Landmark 81 ở giữa. Ảnh: Getty.

Theo ước tính, 1/3 các tòa nhà lịch sử của thành phố đã bị phá hủy trong 20 năm qua.

Năm 1993, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Triển vọng, một cơ quan nghiên cứu đô thị Pháp – Việt, đã phân loại 377 tòa nhà ở quận 1 và quận 3 thuộc khu trung tâm vào công trình di sản. Năm 2014, 207 tòa nhà trong số đó đã bị phá hủy hoặc sửa đổi.

UBND TP.HCM chia khoảng 1.000 tòa nhà lịch sử thành ba loại. Loại 1 là các công trình được bảo vệ; loại 2 là nơi chủ sở hữu có thể xây dựng trên lô đất nhưng không được phá hủy tòa nhà cũ; loại 3 có thể bị phá hủy.

Chủ sở hữu của các công trình loại 3 là những người có lợi nhất. “Nhìn chung, họ theo đuổi lợi nhuận trước mắt. Mọi người muốn sự hiện đại, sạch sẽ và tiện nghi. Họ không quan tâm đến việc bảo tồn các bức tường cũ. Họ thấy chủ sở hữu bên cạnh đã phá hủy tòa nhà để xây dựng tháp văn phòng 32 tầng với nhà hàng và căn hộ cao cấp và họ nghĩ, tại sao mình lại không thể?”, một nhà quy hoạch nói với Guardian.

Đường chân trời từ một căn hộ trong khu phức hợp Golden River. Những gì còn lại của xưởng đóng tàu Ba Son lịch sử có thể được nhìn thấy ở phía dưới bên phải bức ảnh. Ảnh: Getty.

Tiềm năng kinh tế của các di sản

Khu vực đường Đồng Khởi cũng trải qua những thay đổi lớn. Nhà báo của Guardian tiếc rẻ các công trình nghệ thuật và tòa nhà hiện đại đầu thế kỷ 20 đã biến mất sau chiến tranh, thay vào đó, nó được “hồi sinh” trong bộ dạng các cửa hiệu sang trọng của Gucci, Dior và Louis Vuitton.

Tuy nhiên, việc phá hủy vẫn tiếp diễn. Tòa nhà chung cư phong cách art deco ở 213 Đồng Khởi, công trình từng được đề cập trong tiểu thuyết Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, đã bị phá hủy cho văn phòng chính phủ mới.

Cách đó một dãy nhà về phía tây, cửa hàng bách hóa Charner năm 1924 (sau này là Thương xá Tax) đã bị đánh sập để nhường chỗ cho tuyến metro bị trì hoãn từ lâu của thành phố. Các nhóm di sản tin rằng cầu thang lớn kiểu Marocco và các viên gạch họa tiết của nó không được gỡ bỏ và bảo tồn như lời hứa.

Bên cạnh Khách sạn Continental có từ thế kỷ 19, Tòa nhà Eden sáu tầng, nơi từng là trung tâm báo chí trong Chiến tranh Việt Nam, đã bị phá hủy vào năm 2009 để nhường chỗ cho trung tâm thương mại Vincom. Đường Đồng Khởi hiện chỉ còn một chung cư phong cách art deco duy nhất nhưng công trình cũ kỹ này cũng sắp bị phá hủy.

Các nhà phê bình cho rằng trung tâm lịch sử của thành phố đang bị thay thế bởi kiến trúc đại trà có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào tại châu Á. Ảnh: Alamy/Getty.

Theo nhà sử học kiến trúc Mel Schenck, các công trình hiện đại của thành phố có thể là mục tiêu phá hủy tiếp theo.

Schenck ước tính 70-80% công trình của thành phố được xây dựng theo phong cách hiện đại, phần lớn là của các kiến trúc sư Việt Nam nổi tiếng như Ngô Viết Thụ, người đã thiết kế Dinh Độc Lập.

Tuy nhiên, ngay cả các công trình được chính Ngô Viết Thụ thiết kế cũng không được bảo đảm. Một biệt thự của ông ở quận 3 đang bị bỏ trống. “Đó là một khu phố sầm uất. Mặt bằng của nó lại lớn. Tòa nhà này sẽ phải ra đi thôi”, Schenck nói.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, con trai của Ngô Viết Thụ, hiện sống và làm việc ở TP.HCM, Mỹ và Canada. Ông tin rằng thành phố cần học hỏi từ sai lầm của các thành phố châu Á khác trước khi quá muộn.

“Ở Ba Son, người ta có thể tạo ra một khu vực đẹp đẽ, một không gian văn hóa và không gian xanh cho thành phố, giống như Pier 59 ở New York hay Bến Ngư phủ ở San Francisco, nhưng thay vào đó, họ lại phá hủy nó”, ông nói.

“Khi phá hủy các tòa nhà lịch sử, họ đang đánh mất lợi ích kinh tế tiềm năng. Nếu xét về mặt du lịch thì mọi người muốn nhìn thấy lịch sử của thành phố để cảm nhận về nó. Việc bảo tồn có thể mang lại giá trị kinh tế”, ông nhận xét.

Với điều kiện tương đồng, Thượng Hải đã bảo tồn được phần lớn trung tâm lịch sử với vùng đầm lầy Phố Đông ở phía đông dòng sông được phát triển thành khu tài chính.

“Chúng tôi nên giữ gìn quận 1 như trung tâm thành phố cũ với một số tòa nhà mới nhưng ưu tiên hàng đầu là bảo tồn. Còn khu vực Thủ Thiêm phía bên kia sông ở quận 2 có thể là khu tài chính quốc tế”, ông nói.

Theo Tuyết Mai/new.zing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét