Tận dụng những mảnh vụn đá từ khu danh thắng Kẽm Trống và các ống thép giàn giáo bỏ đi, công trình có chi phí chỉ bằng 3/5 chi phí xây dựng thông thường.

Công trình một trệt một lửng là một không gian mở phục vụ cho các hoạt động cộng đồng, văn hóa và nghệ thuật, không gian cà phê ở thị xã Đồng Văn, tỉnh Hà Nam.

Nằm trong một khu đô thị mới đang hình thành với mật độ xây dựng cao, cách khu công nghiệp lớn chỉ khoảng 1km, không gian mở này như một nơi thư giãn, giúp người dân địa phương tận hưởng không khí trong lành.

Chứng kiến cảnh danh thắng quốc gia Kẽm Trống (nằm giữa hai tỉnh Hà Nam và Ninh Bình) đang bị khai thác đá trái phép, khiến một bên sườn núi bị biến mất, kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà cùng các đồng nghiệp tại H&P Architects đã quyết định gom nhặt những mảnh đá bị mọi người bỏ đi ở đây, đá thải loại từ các làng nghề và công trường xây dựng về làm nguyên vật liệu chính của công trình.

Cận cảnh những bức tường ghép từ đá vụn.

Bên cạnh việc tận dụng đá vụn, công trình cũng tái sử dụng thép ống giàn giáo và tre. Nhờ nguyên liệu tận dụng mà tổng chi phí để hoàn thiện công trình có diện tích xây dựng 300m2 cộng 420 m2 sân vườn chỉ hơn 1 tỷ, bằng khoảng 3/5 giá xây dựng trung bình trên thị trường hiện nay.

Thời gian thiết kế và thi công, trang trí kéo dài trong suốt một năm rưỡi.

Tường nhà là những phiến đá ghép lại, dày 0,4 m, cao 3,4 m.

Mái nhẹ và sàn lửng được tạo nên từ các ống thép từng làm giàn giáo xây dựng kết hợp với các thanh tre đỡ mái, lát sàn.

Trên cùng lợp mái polycarbonate trong suốt, có hệ thống phun nước và phun sương để rửa mái và làm mát trong những ngày hè nắng nóng.

Bao phía ngoài là mặt nước; cây xanh xen kẽ ở nhiều vị trí với cao độ khác nhau nhằm điều tiết vi khí hậu, tạo cảnh quan và làm mờ ranh giới trong-ngoài, đưa con người gần hơn nữa với thiên nhiên.

Nhóm thiết kế đặt tên công trình là Không gian S (S = Save the Stone & Scaffolding = Giải cứu Đá & Giàn giáo) nhằm cảnh tỉnh tình trạng khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, đã xóa sổ nhiều núi đá có giá trị lịch sử văn hóa.

Bản vẽ mặt bằng.

Sơ đồ chi tiết.


Theo Thái Bình (Ảnh: Nguyễn Tiến Thành)/Vnexpress.net

Ngôi nhà 'mê cung' ở Hà Nam xây từ đá vụn và giàn giáo

Tận dụng những mảnh vụn đá từ khu danh thắng Kẽm Trống và các ống thép giàn giáo bỏ đi, công trình có chi phí chỉ bằng 3/5 chi phí xây dựng thông thường.

Công trình một trệt một lửng là một không gian mở phục vụ cho các hoạt động cộng đồng, văn hóa và nghệ thuật, không gian cà phê ở thị xã Đồng Văn, tỉnh Hà Nam.

Nằm trong một khu đô thị mới đang hình thành với mật độ xây dựng cao, cách khu công nghiệp lớn chỉ khoảng 1km, không gian mở này như một nơi thư giãn, giúp người dân địa phương tận hưởng không khí trong lành.

Chứng kiến cảnh danh thắng quốc gia Kẽm Trống (nằm giữa hai tỉnh Hà Nam và Ninh Bình) đang bị khai thác đá trái phép, khiến một bên sườn núi bị biến mất, kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà cùng các đồng nghiệp tại H&P Architects đã quyết định gom nhặt những mảnh đá bị mọi người bỏ đi ở đây, đá thải loại từ các làng nghề và công trường xây dựng về làm nguyên vật liệu chính của công trình.

Cận cảnh những bức tường ghép từ đá vụn.

Bên cạnh việc tận dụng đá vụn, công trình cũng tái sử dụng thép ống giàn giáo và tre. Nhờ nguyên liệu tận dụng mà tổng chi phí để hoàn thiện công trình có diện tích xây dựng 300m2 cộng 420 m2 sân vườn chỉ hơn 1 tỷ, bằng khoảng 3/5 giá xây dựng trung bình trên thị trường hiện nay.

Thời gian thiết kế và thi công, trang trí kéo dài trong suốt một năm rưỡi.

Tường nhà là những phiến đá ghép lại, dày 0,4 m, cao 3,4 m.

Mái nhẹ và sàn lửng được tạo nên từ các ống thép từng làm giàn giáo xây dựng kết hợp với các thanh tre đỡ mái, lát sàn.

Trên cùng lợp mái polycarbonate trong suốt, có hệ thống phun nước và phun sương để rửa mái và làm mát trong những ngày hè nắng nóng.

Bao phía ngoài là mặt nước; cây xanh xen kẽ ở nhiều vị trí với cao độ khác nhau nhằm điều tiết vi khí hậu, tạo cảnh quan và làm mờ ranh giới trong-ngoài, đưa con người gần hơn nữa với thiên nhiên.

Nhóm thiết kế đặt tên công trình là Không gian S (S = Save the Stone & Scaffolding = Giải cứu Đá & Giàn giáo) nhằm cảnh tỉnh tình trạng khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, đã xóa sổ nhiều núi đá có giá trị lịch sử văn hóa.

Bản vẽ mặt bằng.

Sơ đồ chi tiết.


Theo Thái Bình (Ảnh: Nguyễn Tiến Thành)/Vnexpress.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét