Đô thị Thông minh” và “Bảo tồn di sản”

“Đô thị Thông minh” là một thuật ngữ mới đang được nhắc đến nhiều nhất trong các diễn đàn về Kiến trúc và Đô thị thời gian gần đây. Rất nhiều trong chúng ta vẫn đang nghĩ rằng: Đô thị Thông minh chỉ thuần túy là đô thị mà ở đó công việc quản lý sẽ có sự tham gia của máy móc, công nghệ hỗ trợ. Thực ra chúng ta nên hiểu theo nghĩa rộng hơn: “Đô thị thông minh” là sự vận hành nó một cách thông minh, là đô thị ngày càng phát triển hoàn chỉnh và ngày càng trở nên đáng sống. Như vậy “Đô thị Thông minh” chính là “Đô thị Bền vững”.

Có 4 yếu tố phát triển đô thị: Nhà quản lý (các cấp chính quyền”; Nhà đầu tư (những người có đầu óc kinh tế); Nhà chuyên môn (các nhà khoa học, nhà nghiên cứu); và người dân, cộng đồng. “Đô thị Thông minh” phải được xây dựng từ những người dân thông minh, nhà đầu tư thông minh và chính quyền thông minh cùng với các nhà chuyên môn tận tâm.

4 yếu tố tham gia phát triển đô thị

Người ta lo sợ: Bảo tồn và Phát triển là mâu thuẫn, là đối kháng, đó là một cách hiểu chưa đầy đủ thiếu bản chất. Thực tế từ các trường hợp của những đô thị đang thành công, “Bảo tồn” và “Phát triển” không bao giờ đối kháng. Hay nói cách khác, đối kháng chỉ xảy ra khi những người thực hiện cả 2 công việc này không hiểu, không biết cách làm thế nào cho đúng. Những bên đối kháng không biết kết hợp và nương vào nhau mà chỉ khăng khăng, bảo thủ để hoặc giữ bằng được không cho chuyển đổi, kìm hãm phát triển, hoặc hiểu theo nghĩa “phát triển” thì phải “đập đi, xây mới”. Trong lúc đó phần còn lại (chủ yếu là cộng đồng dân cư đô thị) thì thờ ơ với Di sản do chủ quan, không chịu tìm hiểu. Mà với thái độ như vậy chắc chắn họ sẽ đứng ngoài cuộc để chờ xem các cuộc bức tử Di sản tiếp tục tái diễn, để rồi ngậm ngùi và lãng quên…

Di sản và nền Kinh tế

Phải hiểu “di sản” chính là quà tặng của quá khứ cho nền kinh tế đô thị hôm nay. Có biết bao nhiêu đô thị đã khai thác Du lịch từ di sản. Đó là nguồn lợi kinh tế vô cùng lớn. Nhìn lại quá khứ, từ hơn 70 năm trước khi đất nước còn đang chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Việc bảo tồn cổ tích (cổ tích được hiểu là khái niệm Di sản) là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam” (Theo Sắc lệnh về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc số 65/SL ngày 23/11/1945 mà sau này thành Ngày Di sản Văn Hóa Việt Nam)

Thành phố có bản sắc mới là thành phố hấp dẫn nhà đầu tư.

Sài Gòn năm 1968, một đô thị với đặc trưng sông nước và ảnh hưởng của Kiến trúc Pháp
(Nguồn: © Bettmann/CORBIS)

Thực tế cho thấy các đô thị cổ trên thế giới làm bảo tồn không phải vì họ nhiều tiền nên mới dám nghĩ đến nghệ thuật, mới “chịu chơi” mà họ bảo tồn vì họ là những người có tư duy tài chính quá tốt. Họ biết cách chăm cho “con gà đẻ trứng vàng” cho nó tiếp tục đẻ những quả trứng to hơn.

PGS. TS. KTS. Trần Văn Khải đã từng chia sẻ: “Đập di sản là đập bể chén cơm của người dân ngay tại chỗ”. Câu này hoàn toàn chính xác. Ít nhất là chúng ta nhìn thấy ngay nó ảnh hưởng đến từ đứa bé bán hàng rong cho đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hãng lữ hành, hàng không sẽ ế ẩm vì khách du lịch đổ về nơi khác. Sở dĩ hiện nay tour du lịch lên Đà Lạt thưa dần trong khi tour Hội An vẫn đảm bảo đông khách, hay tour Phú Yên sắp phải mở thêm… cũng chính vì những cách ứng xử khác nhau với Di sản. Sapa và Đà Lạt đang là những bài học rõ ràng cho các nhà Đầu tư và các nhà quản lý khi hoạch định chiến lược không phù hợp: Xây dựng các công trình na ná ở đâu cũng có, xây vô tội vạ và phá di sản vô tội vạ. Nhà đầu tư quên mất lý do ban đầu khi lựa chọn địa điểm để đầu tư là bởi vì nơi đó có di sản, có giá trị văn hóa vẫn còn đang được bảo tồn, truyền lại nguyên vẹn. Lợi ích trước mắt khiến họ quên mất nhiệm vụ của họ là phải tiếp tục gìn giữ giá trị cốt lõi này vì đó mới chính là yếu tố bền vững.

Hình ảnh xưởng Thủy Ba Son trước khi bị phá (Photo via Alex Andregarel)

Đau xót cho Ba Son khi nhà đầu tư không hiểu được giá trị của mảnh đất kim cương mà họ có được, đó chính là Xưởng Thủy Ba Son, là công trình biểu tượng cho nền kinh tế, nền công nghiệp đóng tầu ra đời rất sớm ở đô thị này. Sức mạnh về ý chí và tham vọng về tiến độ cũng như quy mô dự án của nhà đầu tư đã vô tình hủy hoại một di sản. Họ đã phá một công trình có giá trị lịch sử, không chỉ của Việt Nam mà của khu vực để xây những khối tháp với ngôn ngữ kiến trúc thông thường, nén hàng ngàn căn hộ trong những bức “tường thành” đó và hệ lụy bây giờ cả thành phố đang chịu: Mất gió, mất view, mất cân bằng quy hoạch và quan trọng nhất là ta đã mất đi một di sản mà các nước như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc… muốn cũng không thể có được.

Khu công nghiệp khai thác than đá Zeche Zollverein, Essen, Đức. Đây vốn là một trung tâm khai thác than đá và thép quan trọng nhất của Đức nửa sau thế kỷ 20. Trải qua vòng đời của mình, ngày nay, công trình được cải tạo lại thành khu liên hợp bảo tàng, biễu diễn nghệ thuật, hòa nhạc, nhà hàng, cafe rất độc đáo và mang lại nguồn thu khổng lồ về du lịch. Không đập phá, chỉ đưa thêm công năng mới và thổi vào một luồng sinh khí mới, công trình này đã phát huy giá trị vượt ra khỏi giá trị ban đầu của nó, làm cho cả khu vực sung quanh sầm uất lên.
Khu cảng Albert Dock tại Liverpool, Anh. Có thể nói, công trình này là một chứng tích quan trọng cho thời kỳ công nghiệp trước thế kỷ 19 ở Anh, đồng thời cũng đóng vai trò như là một chứng tích lịch sử của các cuộc chiến tranh. Ngày nay, Albert Dock là một trong những điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất của Liverpool và là một thành phần quan trọng thuộc khu vực được UNESCO công nhận Di sản Thế giới. Đồng thời, Albert Dock cũng là phức hợp đa chức năng thu hút nhất ở Vương quốc Anh khu vực ngoài London.
Tái thiết khu di tích tại Clark Quay ở Singapore. Tiền thân là Nhà kho lưu trữ hàng hóa, doanh trại quân đội cứu tế thời thuộc địa, Clark Quay có nhiều nhà cổ, nhà kho và địa điểm có giá trị lịch sử. Rất nhiều các giải pháp đã được áp dụng như:
– Giữ nguyên các chi tiết kiến trúc có giá trị. Sửa chữa, phục hồi các chi tiết xuống cấp. Sơn phết lại các dãy nhà cổ và chi tiết kiến trúc để tạo không khí tươi mới cho những dãy nhà cũ.
– Giải tỏa các nhà hàng, cửa hàng kém chất lượng dọc sông, biến không gian giữa các nhà hàng, cửa hàng thành một khu phố đi bộ.
– Thiết kế hệ thống mái che đặc biệt trên các tuyến đi bộ và ở các sàn nhà hàng, café dọc sông. Các mái che tham gia vào di tích như 1 sự tương phản để làm nổi bật công trình cũ.

Thay cho lời kết

Trong xu hướng phát triển đô thị thông minh, đã đến lúc những nhà chuyên môn phải tham gia vào đời sống đô thị một cách mạnh mẽ hơn, phân tích và phản biện, tham gia sâu hơn trong công tác tư vấn cho chính quyền, thậm chí cần yêu cầu chính quyền cho tham gia tư vấn khi họ thực hiện các dự án có yếu tố bảo tồn.
Đã đến lúc những nhà quản lý phải nhận thức lại vai trò của mình, nếu không nhận thức được Di sản là giá trị chung của một đô thị, của Quốc gia, của người đô thị đương thời và tương lai, với tư duy “nhiệm kỳ”, họ rất dễ mắc sai lầm, có tội với Di sản. Con cháu chúng ta sau này khi mất ký ức và di sản, họ không chê trách chủ đầu tư mà họ nguyền rủa chính những người ra quyết định: Ai là người ký bán Nhà tù Hỏa Lò cho người Singapore để chúng ta mất một di tích có 1 không 2 ở Đông Dương? Ai là người ký quyết định cho phá ụ tàu và nhà xưởng ở Ba Son… Và, bởi vậy, suy nghĩ lại ngay lúc này đối với Dinh Thượng thơ tại TP HCM vẫn là chưa muộn.


Tài liệu tham khảo:
1. Báo Người Đô Thị, Kiến nghị và ký tên bảo tồn Dinh Thượng Thơ, 11/05/2018
2. Tuấn Thịnh, “Di sản Sài Gòn 300 năm: ‘Dinh Thượng thơ’ 120 tuổi”. Báo Pháp Luật ngày 8/11/2015
3. Nguyễn Vương Hồng, “Tái sử dụng công trình công nghiệp cũ tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sỹ Kiến trúc 2017


TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 10-2018)

Bảo tồn di sản trong bối cảnh phát triển đô thị thông minh

Đô thị Thông minh” và “Bảo tồn di sản”

“Đô thị Thông minh” là một thuật ngữ mới đang được nhắc đến nhiều nhất trong các diễn đàn về Kiến trúc và Đô thị thời gian gần đây. Rất nhiều trong chúng ta vẫn đang nghĩ rằng: Đô thị Thông minh chỉ thuần túy là đô thị mà ở đó công việc quản lý sẽ có sự tham gia của máy móc, công nghệ hỗ trợ. Thực ra chúng ta nên hiểu theo nghĩa rộng hơn: “Đô thị thông minh” là sự vận hành nó một cách thông minh, là đô thị ngày càng phát triển hoàn chỉnh và ngày càng trở nên đáng sống. Như vậy “Đô thị Thông minh” chính là “Đô thị Bền vững”.

Có 4 yếu tố phát triển đô thị: Nhà quản lý (các cấp chính quyền”; Nhà đầu tư (những người có đầu óc kinh tế); Nhà chuyên môn (các nhà khoa học, nhà nghiên cứu); và người dân, cộng đồng. “Đô thị Thông minh” phải được xây dựng từ những người dân thông minh, nhà đầu tư thông minh và chính quyền thông minh cùng với các nhà chuyên môn tận tâm.

4 yếu tố tham gia phát triển đô thị

Người ta lo sợ: Bảo tồn và Phát triển là mâu thuẫn, là đối kháng, đó là một cách hiểu chưa đầy đủ thiếu bản chất. Thực tế từ các trường hợp của những đô thị đang thành công, “Bảo tồn” và “Phát triển” không bao giờ đối kháng. Hay nói cách khác, đối kháng chỉ xảy ra khi những người thực hiện cả 2 công việc này không hiểu, không biết cách làm thế nào cho đúng. Những bên đối kháng không biết kết hợp và nương vào nhau mà chỉ khăng khăng, bảo thủ để hoặc giữ bằng được không cho chuyển đổi, kìm hãm phát triển, hoặc hiểu theo nghĩa “phát triển” thì phải “đập đi, xây mới”. Trong lúc đó phần còn lại (chủ yếu là cộng đồng dân cư đô thị) thì thờ ơ với Di sản do chủ quan, không chịu tìm hiểu. Mà với thái độ như vậy chắc chắn họ sẽ đứng ngoài cuộc để chờ xem các cuộc bức tử Di sản tiếp tục tái diễn, để rồi ngậm ngùi và lãng quên…

Di sản và nền Kinh tế

Phải hiểu “di sản” chính là quà tặng của quá khứ cho nền kinh tế đô thị hôm nay. Có biết bao nhiêu đô thị đã khai thác Du lịch từ di sản. Đó là nguồn lợi kinh tế vô cùng lớn. Nhìn lại quá khứ, từ hơn 70 năm trước khi đất nước còn đang chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Việc bảo tồn cổ tích (cổ tích được hiểu là khái niệm Di sản) là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam” (Theo Sắc lệnh về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc số 65/SL ngày 23/11/1945 mà sau này thành Ngày Di sản Văn Hóa Việt Nam)

Thành phố có bản sắc mới là thành phố hấp dẫn nhà đầu tư.

Sài Gòn năm 1968, một đô thị với đặc trưng sông nước và ảnh hưởng của Kiến trúc Pháp
(Nguồn: © Bettmann/CORBIS)

Thực tế cho thấy các đô thị cổ trên thế giới làm bảo tồn không phải vì họ nhiều tiền nên mới dám nghĩ đến nghệ thuật, mới “chịu chơi” mà họ bảo tồn vì họ là những người có tư duy tài chính quá tốt. Họ biết cách chăm cho “con gà đẻ trứng vàng” cho nó tiếp tục đẻ những quả trứng to hơn.

PGS. TS. KTS. Trần Văn Khải đã từng chia sẻ: “Đập di sản là đập bể chén cơm của người dân ngay tại chỗ”. Câu này hoàn toàn chính xác. Ít nhất là chúng ta nhìn thấy ngay nó ảnh hưởng đến từ đứa bé bán hàng rong cho đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hãng lữ hành, hàng không sẽ ế ẩm vì khách du lịch đổ về nơi khác. Sở dĩ hiện nay tour du lịch lên Đà Lạt thưa dần trong khi tour Hội An vẫn đảm bảo đông khách, hay tour Phú Yên sắp phải mở thêm… cũng chính vì những cách ứng xử khác nhau với Di sản. Sapa và Đà Lạt đang là những bài học rõ ràng cho các nhà Đầu tư và các nhà quản lý khi hoạch định chiến lược không phù hợp: Xây dựng các công trình na ná ở đâu cũng có, xây vô tội vạ và phá di sản vô tội vạ. Nhà đầu tư quên mất lý do ban đầu khi lựa chọn địa điểm để đầu tư là bởi vì nơi đó có di sản, có giá trị văn hóa vẫn còn đang được bảo tồn, truyền lại nguyên vẹn. Lợi ích trước mắt khiến họ quên mất nhiệm vụ của họ là phải tiếp tục gìn giữ giá trị cốt lõi này vì đó mới chính là yếu tố bền vững.

Hình ảnh xưởng Thủy Ba Son trước khi bị phá (Photo via Alex Andregarel)

Đau xót cho Ba Son khi nhà đầu tư không hiểu được giá trị của mảnh đất kim cương mà họ có được, đó chính là Xưởng Thủy Ba Son, là công trình biểu tượng cho nền kinh tế, nền công nghiệp đóng tầu ra đời rất sớm ở đô thị này. Sức mạnh về ý chí và tham vọng về tiến độ cũng như quy mô dự án của nhà đầu tư đã vô tình hủy hoại một di sản. Họ đã phá một công trình có giá trị lịch sử, không chỉ của Việt Nam mà của khu vực để xây những khối tháp với ngôn ngữ kiến trúc thông thường, nén hàng ngàn căn hộ trong những bức “tường thành” đó và hệ lụy bây giờ cả thành phố đang chịu: Mất gió, mất view, mất cân bằng quy hoạch và quan trọng nhất là ta đã mất đi một di sản mà các nước như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc… muốn cũng không thể có được.

Khu công nghiệp khai thác than đá Zeche Zollverein, Essen, Đức. Đây vốn là một trung tâm khai thác than đá và thép quan trọng nhất của Đức nửa sau thế kỷ 20. Trải qua vòng đời của mình, ngày nay, công trình được cải tạo lại thành khu liên hợp bảo tàng, biễu diễn nghệ thuật, hòa nhạc, nhà hàng, cafe rất độc đáo và mang lại nguồn thu khổng lồ về du lịch. Không đập phá, chỉ đưa thêm công năng mới và thổi vào một luồng sinh khí mới, công trình này đã phát huy giá trị vượt ra khỏi giá trị ban đầu của nó, làm cho cả khu vực sung quanh sầm uất lên.
Khu cảng Albert Dock tại Liverpool, Anh. Có thể nói, công trình này là một chứng tích quan trọng cho thời kỳ công nghiệp trước thế kỷ 19 ở Anh, đồng thời cũng đóng vai trò như là một chứng tích lịch sử của các cuộc chiến tranh. Ngày nay, Albert Dock là một trong những điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất của Liverpool và là một thành phần quan trọng thuộc khu vực được UNESCO công nhận Di sản Thế giới. Đồng thời, Albert Dock cũng là phức hợp đa chức năng thu hút nhất ở Vương quốc Anh khu vực ngoài London.
Tái thiết khu di tích tại Clark Quay ở Singapore. Tiền thân là Nhà kho lưu trữ hàng hóa, doanh trại quân đội cứu tế thời thuộc địa, Clark Quay có nhiều nhà cổ, nhà kho và địa điểm có giá trị lịch sử. Rất nhiều các giải pháp đã được áp dụng như:
– Giữ nguyên các chi tiết kiến trúc có giá trị. Sửa chữa, phục hồi các chi tiết xuống cấp. Sơn phết lại các dãy nhà cổ và chi tiết kiến trúc để tạo không khí tươi mới cho những dãy nhà cũ.
– Giải tỏa các nhà hàng, cửa hàng kém chất lượng dọc sông, biến không gian giữa các nhà hàng, cửa hàng thành một khu phố đi bộ.
– Thiết kế hệ thống mái che đặc biệt trên các tuyến đi bộ và ở các sàn nhà hàng, café dọc sông. Các mái che tham gia vào di tích như 1 sự tương phản để làm nổi bật công trình cũ.

Thay cho lời kết

Trong xu hướng phát triển đô thị thông minh, đã đến lúc những nhà chuyên môn phải tham gia vào đời sống đô thị một cách mạnh mẽ hơn, phân tích và phản biện, tham gia sâu hơn trong công tác tư vấn cho chính quyền, thậm chí cần yêu cầu chính quyền cho tham gia tư vấn khi họ thực hiện các dự án có yếu tố bảo tồn.
Đã đến lúc những nhà quản lý phải nhận thức lại vai trò của mình, nếu không nhận thức được Di sản là giá trị chung của một đô thị, của Quốc gia, của người đô thị đương thời và tương lai, với tư duy “nhiệm kỳ”, họ rất dễ mắc sai lầm, có tội với Di sản. Con cháu chúng ta sau này khi mất ký ức và di sản, họ không chê trách chủ đầu tư mà họ nguyền rủa chính những người ra quyết định: Ai là người ký bán Nhà tù Hỏa Lò cho người Singapore để chúng ta mất một di tích có 1 không 2 ở Đông Dương? Ai là người ký quyết định cho phá ụ tàu và nhà xưởng ở Ba Son… Và, bởi vậy, suy nghĩ lại ngay lúc này đối với Dinh Thượng thơ tại TP HCM vẫn là chưa muộn.


Tài liệu tham khảo:
1. Báo Người Đô Thị, Kiến nghị và ký tên bảo tồn Dinh Thượng Thơ, 11/05/2018
2. Tuấn Thịnh, “Di sản Sài Gòn 300 năm: ‘Dinh Thượng thơ’ 120 tuổi”. Báo Pháp Luật ngày 8/11/2015
3. Nguyễn Vương Hồng, “Tái sử dụng công trình công nghiệp cũ tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sỹ Kiến trúc 2017


TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 10-2018)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét