Kiến trúc hệ thống tự sinh – Kiến trúc Parametricism, khởi đầu năm 1990 và chính thức ra đời năm 2008 bằng bản tuyên ngôn Parametricism Manifesto của Patrik Schumacher – Thiết kế dựa vào tư duy thuật toán có kịch bản, và hình thức kiến trúc thích ứng với biến đổi môi trường. Quan điểm thiết kế Kiến trúc Parametricism kế thừa Kiến trúc hiện đại, và mang trong mình hai giai đoạn kiến trúc chuyển tiếp Kiến trúc Hậu hiện đại (Postmodernism) và Kiến trúc Kiến tạo cấu trúc (Deconstructivism). Vẫn có nhiều tranh luận nhưng Patrik vẫn khẳng định Parametricism là phong cách kiến trúc của thời đại ở thế kỷ 21. Vì nhiều lý do về thuật ngữ, và trong đó có phương châm thiết kế tách rời chủ đề hoặc đối tượng của văn hóa, chính trị, và xã hội ra khỏi con người và nơi chốn bản địa, nên Kiến trúc Parametricism trở thành phong cách kiến trúc quốc tế mới.

Kiến trúc Parametricism

Thiết kế tư duy thuật toán ra đời trong làn sóng phát triển và ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực kiến trúc và xây dựng. Các chương trình CAD và các phần mềm vẽ ba chiều đã trở nên thông dụng trong thiết kế, thay đổi nội dung và hình thức kiến trúc ở nhiều phương diện, như: Quy trình thiết kế, công cụ thiết kế, phương pháp xây dựng, mối quan hệ giữa kết cấu, không gian và hình thức kiến trúc. Trong vòng mười năm trở lại đây, Kiến trúc hệ thống tự sinh (Parametricism) đã xuất hiện với diện mạo mới. Kế thừa Kiến trúc Hiện đại, với tư cách là làn sóng mới về sáng tạo hệ thống (Systematic Innovation), kiến trúc tự sinh đã đóng lại giai đoạn khủng hoảng trong kiến trúc (gây ra bởi Kiến trúc Hiện đại, bằng một chuỗi các sự kiện từ thập niên 60 đến thập niên 90, gồm Kiến trúc Hậu – Hiện đại (Postmodernism), Kiến trúc kiến tạo cấu trúc (Deconstructivism), và Kiến trúc cực giản (Minimalism). Tuyên bố Phong cách Parametricism xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2008 trong Tuyên ngôn Parametricism, tại Hội nghị Kiến trúc thường niên ở Venice, bởi Patrik Schumacher. Ông đã nhấn mạnh Parametricism là phong cách kiến trúc lớn sau Kiến trúc Hiện đại, kể từ thời Le Corbusier, với cách tiếp cận kiến trúc mới dựa trên nền tảng kỹ thuật và công cụ tính toán máy tính cao cấp. Parametricism hướng đến một phong cách phổ quát, không giới hạn vào một lĩnh vực chuyên biệt nào, khả dụng cho mọi phạm vi, từ thiết kế kiến trúc và nội thất cho đến thiết kế đô thị qui mô lớn… giải quyết những vấn đề sinh thái mà kiến trúc phải đang đối mặt, cả về phương diện kỹ thuật và cảm xúc, đáp ứng và thích nghi tỉ mỉ bằng những thông số thay đổi liên tục đa dạng của môi trường. Phong cách Kiến trúc Parametricism trưởng thành kể từ năm 1990 với phương châm “liên tục khác biệt” (continuous differentiation) [1], và đang phổ biến trong kiến trúc đương đại. Với trợ giúp thiết kế thuật toán theo kịch bản, đã thúc đẩy việc xây dựng chính xác và thực hiện được các tương quan phức tạp giữa hệ thống, hệ thống con, và các phần tử. Các hệ thống được xây dựng từ nhiều phần tử bị ràng buộc, được kết dính từ các quan hệ tích hợp, cho hệ thống tổng thể thích nghi hợp lý với các điều kiện cục bộ khác nhau, như quy trình thiết kế sân vận động Hàng Châu ở Trung Quốc [Hình 1]. Ý nghĩa thiết kế của

Parametricism là tự do trong phức tạp có tổ chức, được điều chỉnh theo luật lệ. Tương tự như các hệ thống tự nhiên, các thành phần tham số Paramericism được tích hợp cao và không bị chia thành các hệ thống phụ độc lập. Một bước tiến rất lớn so với Thiết kế hiện đại rằng, các hệ thống bị phân tách rõ ràng thành các hệ thống con chức năng, và quy về thiết kế theo loại hình công trình.

Phương châm Thiết kế

Nguyên tắc thiết kế Parametricism bao gồm “Dogma” – Tôn chỉ thiết kế và “Taboos” – những điều cấm kỵ [1]. Trong Tuyên ngôn Parametricism năm 2008, nội dung Dogma được đề cập gồm: Ăn khớp lẫn nhau (interarticulate), lai hóa (hyberdize), biến đổi nhanh (morph), tách rời chủ đề/đối tượng văn hóa, chính trị,xã hội ra khỏi con người và nơi chốn bản địa (diterritorialize), hủy dạng (deform), dùng đường cong đa điểm (spline) và bề mặt cong được tạo bởi các đường cong đa biến cơ bản (NURBS), các tổ hợp có khả năng tự sinh (generative components), có tính ứng đối kịch bản hơn mô hình (script rather than model).

Những điều cấm kỵ thiết kế “Taboos” bao gồm: Các kiểu hình quen thuộc (familiar typologies), các đối tượng cô lập / đối tượng hình học cơ bản thuần túy (platonic / hermetic objects), các khu vực cụ thể và bị chia cắt (clear / cut zones), đường thẳng tắp (straight lines), góc vuông (right angles), góc nhọn (conners), không được thêm vào hay bỏ bớt đi mà không có sự ăn khớp qua lại tinh vi.

Năm 2009, trong In Parametricism: A New Global Style for Architecture and Urban Design [2], Schumacher bổ sung thêm nội dung Dogma, tất cả các hình thức phải có khả năng uốn nắn bằng thông số, dần dần khác biệt, biến điệu hoặc tương thông với nhau có hệ thống. Taboo là các hình thức đóng, lặp lại giản đơn, sự đặt kề cận của các hệ thống hay các phần tử không liên quan.

Ở tác phẩm Autopoiesis of Architecture: A New framework for Architecture [3], Schumacher đã tu chỉnh lại Dogma, gồm tất cả các hình thức phải có khả năng uốn nắn bằng các thông số, tất cả hệ thống phân hóa theo luật lệ, và tất cả các hệ thống phải tương liên lẫn nhau. Và điều cấm kỵ Taboo phải kể đến các nguyên gốc hình học, sự lặp lại đơn giản các phần tử, và sự kết hợp những phần tử không có mối quan hệ. Dựa theo nghiên cứu của Slein Oktan, Parametricism: A Style or A Metheod, có thể hệ thống tóm tắt các phương ngôn thiết kế và những điều cần tránh trong Kiến trúc Parametricism theo bảng sau [4]:

Mâu thuẫn và tên gọi phong cách

Với bề dày thành công thực hành và lý luận không nhỏ, nhưng vẫn còn nhiều tranh biện chuyên môn và đưa đến câu hỏi: Phong cách Kiến trúc Parametricism có thể là phong cách thời đại trong thế kỷ 21 – Như Patrik Schumacher đã khẳng định: “Parametricism as epochal style for the 21st century” [5]?

Mặt bằng tổng thể Kartal–Pendik, Zaha Hadid Architects, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, 2006.

Thuật ngữ “phong cách” (style), định nghĩa và áp dụng khác nhau trong kiến trúc tùy theo bối cảnh xã hội. Khái niệm này thường gắn với cá nhân thiết kế ở các nước tư bản. Phong cách cá nhân trở thành phong cách vùng, miền, quốc qua, thậm chí thời đại khi đại đa số quần chúng chấp nhận và hưởng ứng. Phong cách thỏa mãn tất cả về phương diện cá nhân và xã hội trong một hay nhiều giai đoạn. Do đó thực chất phong cách, là những kí ức thẩm mỹ về những giai đoạn ấy. Theo nghĩa tự điển [6], phong cách kiến trúc như hạng, loại các sản phẩm thiết kế giống nhau những thuộc tính chung, chẳng hạn như sự tương tự ở vẻ ngoài và trong bố cục, được thiết kế trong một thời gian và không gian địa lý cụ thể. Xét theo nghĩa như thế, với bối cảnh ra đời, triết lý, và nguyên tắc thiết kế kể trên, Kiến trúc Parametricisim đã tụ hội thành một phong cách lớn.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến phê bình về phong cách Parametricism, nhất là sau tuyên bố quá khích của Schumacher, tiêu biểu phải kể đến Mark Wigley, ông đã cho rằng Parametricism chưa đủ độ phong cách lớn, và chưa đủ khả năng để kham nổi một cách phổ quát các vấn đề về hình thức, công năng, thẩm mỹ, và môi trường bền vững mà những KTS trên thế giới đã và đang thiết kế trong những năm gần đây. Neil Leach đã phát hiện kỹ thuật của máy tính không thể đáp ứng được giá trị thẩm mỹ vì quy trình thiết kế dựa vào chương trình và được thực hiện bằng máy tính. Và không có sự khác biệt giữa các kỹ xảo thuật toán trong Grasshopper, RhinoScript, hay Melscript và kỹ thuật tham số trong CATIA hay Revit, cũng như cũng không có gì khác biệt giữa quy trình kỹ thuật thuật toán hay tham số, kỹ thuật mô hình, và hình thức trước khi tạo dựng trên máy tính. Theo đó, Daniel Davies đã cho thấy sự mâu thuẫn trong tên gọi Parametricism. Đây chỉ là thuật ngữ thông dụng giống như “orthogonality”- tính trực giao, hay “parallelism” – tính tương đương trong toán học, nên cách gọi Parametricism không thể đại diện cho một khuynh hướng hay một phong cách vĩ đại sau thuật ngữ Modernism.

Mặt bằng tổng thể Kartal–Pendik, Zaha Hadid Architects, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, 2006.

Theo Heinrich Hübsch, trong tác phẩm In What Style Should We Build? [7], phong cách được định nghĩa có tính riêng biệt, được hưởng ứng trong một giai đoạn, và hình thành từ khí hậu, vật liệu, và kỹ thuật xây dựng. Phương châm thiết kế Parametricism loại bỏ yếu tố văn hóa, chính trị, và xã hội ra khỏi con người và nơi chốn công trình. Như thế, kiến trúc Parametricism bị tách ra khỏi bối cảnh vị trí xây dựng và rơi vào nan đề mà kiến trúc Hiện đại đã khủng hoảng: Kiến trúc không có tính duy nhất, mặc dù tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc thứ bậc về công năng, hình thức, và thẩm mỹ trừu tượng. Parametricism được khẳng định tại vị trí xây dựng, chứ không thuộc về vị trí xây dựng. Sử dụng vật liệu rất hạn chế vì hình thức bị biến dạng và bề mặt mượt mà cao, dẫn đến thiết kế và xây dựng rất tốn kém. Điều quan trọng là, Parametricism đã loại bỏ tính sử của nơi chốn. Đúng hơn là loại bỏ tính đa nguyên (Plurality) trong Kiến trúc. Hình thành từ sự chuyển biến lịch sử, Kiến trúc sẽ nối kết trực tiếp đến văn hóa và xã hội của nơi chốn ấy, như Andrew Leach đã đề cập trong What is Architectural History [8]. Kiến trúc với tư cách hiện thân con người phải là một đối tượng lịch sử tròn đầy các yếu tố vật lý, văn hóa, xã hội, và môi trường. Một đối tượng “nhập nhằng và mâu thuẫn” [9] như KTS Hậu Hiện đại Robert Venturi đã lý luận trong tác phẩm Complexity and Contradiction in Architecture. Theo đó, Parametricism xem như là phong cách kiến trúc Patrick Schumacher (Schumacherism), hay phong cách Zaha Hadid (Hadidism) [Hình 2]. Nếu khái quát hơn, có thể gọi là phong cách quốc tế kỹ thuật số. Phong cách Parametricism (theo cách gọi của Schumacher) chỉ là một trong số những thiết kế, những sản phẩm của công nghệ và cơ giới hóa, tiếp cận Kiến trúc, như Kiến trúc Biomorphic, Kiến trúc Bio-mimicry, Kiến trúc Biophilic, … nhằm giải quyết nhu cầu nội tại con người, xã hội, và bảo vệ môi trường bền vững, mà chưa kể đến tính cấu-thành của nơi chốn xây dựng trong thiết kế.

Thay lời kết

Thời nay, thời đại tự do tư duy và tự do diễn đạt, sự hỗ trợ của công cụ thiết kế công nghệ cao đã giúp Kiến trúc Parametricism đáp ứng được thách thức mới trong thời đại hệ thống xã hội mạng. Parametricism là bước tiếp của Kiến trúc Hiện đại, mang trong mình những đặc điểm lai hóa của chuyển tiếp trước đó Kiến trúc Hậu-Hiện đại và Kiến trúc Kiến trúc kiến tạo cơ cấu. Thuật ngữ Parametricism được nâng cấp lên từ Parametric Design, có lẽ, xuất phát từ một giấc mơ của Patrik Schumacher về một lý thuyết thiết kế thống nhất trên máy tính dựa vào các thông số. Dù sao đi nữa, phong cách Paramericism, phong cách kiến trúc lý tính mới, cho đến nay, có thể nói đã trở thành điểm kết trong lịch sử về phong cách kiến trúc từ Gothic đến Phục hưng, Baroque, Lịch sử, Art Nouveau, Biểu hiện, và đến Hiện đại. Tuy nhiên, không có gì mãi mãi đúng trong kiến trúc như Le Corbusier vĩ đại đã từng nói vào lúc cuối đời: “Life is right and the architect is wrong” (tạm dịch, “Cuộc sống thì luôn đúng, chỉ có KTS sai lầm”). Có thể một ngày nào đó, sẽ có một phong cách kiến trúc khác đủ tầm vóc hơn, có phương pháp và lý luận mạnh mẽ hơn, xuất hiện trong tương lai. Và sau cùng, để trở thành phong cách của thời đại, Parametricism, trước hết, trở thành phong cách quốc tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Patrik Schumacher. Parametricism as Style – Parametricist Manifesto (2008), http://www.patrikschumacher.com/, đăng nhập ngày 6/10, 2018.
  2. Patrik Schumacher. Parametricism – A New Global Style for Architecture and Urban Design, Tạp chí AD, Vol 79, No.4, Tháng 7/8/2009, 14-23.
  3. Patrik Schumacher. The Autopoiesis of Architecture, Volume 1, A New Framework for Architecture (New York: John Wiley & Sons, 2010).
  4. Selin Oktan và Serbulent Vural. Parametricism: A Style or A Metheod, https://www.researchgate.net/profile/Selin_Oktan/publication/320987351_PARAMETRICISM_A_STYLE_OR_A_METHOD/links/5a05a261458515eddb87f5b8/PARAMETRICISM-A-STYLE-OR-A-METHOD.pdf?origin=publication_detail, đăng nhập ngày 8/10, 2018.
  5. Patrik Schumacher. In Which Style We Should Build? (2015),
    http://www.patrikschumacher.com/Texts/In%20Which%20Style%20Should%20We%20Build.html, đăng nhập ngày 8/10,2018
  6. Cyril M. Harris. The visual dictionary of architecture (London: Mc Graw-Hill, 2006).
  7. Wolfgang Herrmann dịch. In what style should we build? – The German debate on Architectural style. (Santa Monica: The Getty Center, 1992).
  8. Andrew Leach. What is Architectural History? (Cambridge: Polity Press, 2010), 9-36; 44-52
  9. Robert Venturi. Complexity and Contradiction In Architecture (New Jersey: Princeton University Press, 1977)
    Hình 1: https://www.google.com/search?q=galaxy+soho&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwimhY6B7-HcAhXDb30KHSY2DPIQ_AUICigB&biw=1922&bih=966#imgdii=ayIOKdMJMq-FrM:&imgrc=jbk9Xg0yKaOVdM:
    Hình 2: Patrik Schumacher. “Digital Cities”, Parametricism – A New Global Style for Architecture and Urban Design, Tạp chí AD, Vol 79, No.4, Tháng 7/8/2009, 14-23.

TS.KTS Trần Minh Đức
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 07-2018)

Parametricism Architecture: Phong cách kiến trúc quốc tế mới

Kiến trúc hệ thống tự sinh – Kiến trúc Parametricism, khởi đầu năm 1990 và chính thức ra đời năm 2008 bằng bản tuyên ngôn Parametricism Manifesto của Patrik Schumacher – Thiết kế dựa vào tư duy thuật toán có kịch bản, và hình thức kiến trúc thích ứng với biến đổi môi trường. Quan điểm thiết kế Kiến trúc Parametricism kế thừa Kiến trúc hiện đại, và mang trong mình hai giai đoạn kiến trúc chuyển tiếp Kiến trúc Hậu hiện đại (Postmodernism) và Kiến trúc Kiến tạo cấu trúc (Deconstructivism). Vẫn có nhiều tranh luận nhưng Patrik vẫn khẳng định Parametricism là phong cách kiến trúc của thời đại ở thế kỷ 21. Vì nhiều lý do về thuật ngữ, và trong đó có phương châm thiết kế tách rời chủ đề hoặc đối tượng của văn hóa, chính trị, và xã hội ra khỏi con người và nơi chốn bản địa, nên Kiến trúc Parametricism trở thành phong cách kiến trúc quốc tế mới.

Kiến trúc Parametricism

Thiết kế tư duy thuật toán ra đời trong làn sóng phát triển và ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực kiến trúc và xây dựng. Các chương trình CAD và các phần mềm vẽ ba chiều đã trở nên thông dụng trong thiết kế, thay đổi nội dung và hình thức kiến trúc ở nhiều phương diện, như: Quy trình thiết kế, công cụ thiết kế, phương pháp xây dựng, mối quan hệ giữa kết cấu, không gian và hình thức kiến trúc. Trong vòng mười năm trở lại đây, Kiến trúc hệ thống tự sinh (Parametricism) đã xuất hiện với diện mạo mới. Kế thừa Kiến trúc Hiện đại, với tư cách là làn sóng mới về sáng tạo hệ thống (Systematic Innovation), kiến trúc tự sinh đã đóng lại giai đoạn khủng hoảng trong kiến trúc (gây ra bởi Kiến trúc Hiện đại, bằng một chuỗi các sự kiện từ thập niên 60 đến thập niên 90, gồm Kiến trúc Hậu – Hiện đại (Postmodernism), Kiến trúc kiến tạo cấu trúc (Deconstructivism), và Kiến trúc cực giản (Minimalism). Tuyên bố Phong cách Parametricism xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2008 trong Tuyên ngôn Parametricism, tại Hội nghị Kiến trúc thường niên ở Venice, bởi Patrik Schumacher. Ông đã nhấn mạnh Parametricism là phong cách kiến trúc lớn sau Kiến trúc Hiện đại, kể từ thời Le Corbusier, với cách tiếp cận kiến trúc mới dựa trên nền tảng kỹ thuật và công cụ tính toán máy tính cao cấp. Parametricism hướng đến một phong cách phổ quát, không giới hạn vào một lĩnh vực chuyên biệt nào, khả dụng cho mọi phạm vi, từ thiết kế kiến trúc và nội thất cho đến thiết kế đô thị qui mô lớn… giải quyết những vấn đề sinh thái mà kiến trúc phải đang đối mặt, cả về phương diện kỹ thuật và cảm xúc, đáp ứng và thích nghi tỉ mỉ bằng những thông số thay đổi liên tục đa dạng của môi trường. Phong cách Kiến trúc Parametricism trưởng thành kể từ năm 1990 với phương châm “liên tục khác biệt” (continuous differentiation) [1], và đang phổ biến trong kiến trúc đương đại. Với trợ giúp thiết kế thuật toán theo kịch bản, đã thúc đẩy việc xây dựng chính xác và thực hiện được các tương quan phức tạp giữa hệ thống, hệ thống con, và các phần tử. Các hệ thống được xây dựng từ nhiều phần tử bị ràng buộc, được kết dính từ các quan hệ tích hợp, cho hệ thống tổng thể thích nghi hợp lý với các điều kiện cục bộ khác nhau, như quy trình thiết kế sân vận động Hàng Châu ở Trung Quốc [Hình 1]. Ý nghĩa thiết kế của

Parametricism là tự do trong phức tạp có tổ chức, được điều chỉnh theo luật lệ. Tương tự như các hệ thống tự nhiên, các thành phần tham số Paramericism được tích hợp cao và không bị chia thành các hệ thống phụ độc lập. Một bước tiến rất lớn so với Thiết kế hiện đại rằng, các hệ thống bị phân tách rõ ràng thành các hệ thống con chức năng, và quy về thiết kế theo loại hình công trình.

Phương châm Thiết kế

Nguyên tắc thiết kế Parametricism bao gồm “Dogma” – Tôn chỉ thiết kế và “Taboos” – những điều cấm kỵ [1]. Trong Tuyên ngôn Parametricism năm 2008, nội dung Dogma được đề cập gồm: Ăn khớp lẫn nhau (interarticulate), lai hóa (hyberdize), biến đổi nhanh (morph), tách rời chủ đề/đối tượng văn hóa, chính trị,xã hội ra khỏi con người và nơi chốn bản địa (diterritorialize), hủy dạng (deform), dùng đường cong đa điểm (spline) và bề mặt cong được tạo bởi các đường cong đa biến cơ bản (NURBS), các tổ hợp có khả năng tự sinh (generative components), có tính ứng đối kịch bản hơn mô hình (script rather than model).

Những điều cấm kỵ thiết kế “Taboos” bao gồm: Các kiểu hình quen thuộc (familiar typologies), các đối tượng cô lập / đối tượng hình học cơ bản thuần túy (platonic / hermetic objects), các khu vực cụ thể và bị chia cắt (clear / cut zones), đường thẳng tắp (straight lines), góc vuông (right angles), góc nhọn (conners), không được thêm vào hay bỏ bớt đi mà không có sự ăn khớp qua lại tinh vi.

Năm 2009, trong In Parametricism: A New Global Style for Architecture and Urban Design [2], Schumacher bổ sung thêm nội dung Dogma, tất cả các hình thức phải có khả năng uốn nắn bằng thông số, dần dần khác biệt, biến điệu hoặc tương thông với nhau có hệ thống. Taboo là các hình thức đóng, lặp lại giản đơn, sự đặt kề cận của các hệ thống hay các phần tử không liên quan.

Ở tác phẩm Autopoiesis of Architecture: A New framework for Architecture [3], Schumacher đã tu chỉnh lại Dogma, gồm tất cả các hình thức phải có khả năng uốn nắn bằng các thông số, tất cả hệ thống phân hóa theo luật lệ, và tất cả các hệ thống phải tương liên lẫn nhau. Và điều cấm kỵ Taboo phải kể đến các nguyên gốc hình học, sự lặp lại đơn giản các phần tử, và sự kết hợp những phần tử không có mối quan hệ. Dựa theo nghiên cứu của Slein Oktan, Parametricism: A Style or A Metheod, có thể hệ thống tóm tắt các phương ngôn thiết kế và những điều cần tránh trong Kiến trúc Parametricism theo bảng sau [4]:

Mâu thuẫn và tên gọi phong cách

Với bề dày thành công thực hành và lý luận không nhỏ, nhưng vẫn còn nhiều tranh biện chuyên môn và đưa đến câu hỏi: Phong cách Kiến trúc Parametricism có thể là phong cách thời đại trong thế kỷ 21 – Như Patrik Schumacher đã khẳng định: “Parametricism as epochal style for the 21st century” [5]?

Mặt bằng tổng thể Kartal–Pendik, Zaha Hadid Architects, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, 2006.

Thuật ngữ “phong cách” (style), định nghĩa và áp dụng khác nhau trong kiến trúc tùy theo bối cảnh xã hội. Khái niệm này thường gắn với cá nhân thiết kế ở các nước tư bản. Phong cách cá nhân trở thành phong cách vùng, miền, quốc qua, thậm chí thời đại khi đại đa số quần chúng chấp nhận và hưởng ứng. Phong cách thỏa mãn tất cả về phương diện cá nhân và xã hội trong một hay nhiều giai đoạn. Do đó thực chất phong cách, là những kí ức thẩm mỹ về những giai đoạn ấy. Theo nghĩa tự điển [6], phong cách kiến trúc như hạng, loại các sản phẩm thiết kế giống nhau những thuộc tính chung, chẳng hạn như sự tương tự ở vẻ ngoài và trong bố cục, được thiết kế trong một thời gian và không gian địa lý cụ thể. Xét theo nghĩa như thế, với bối cảnh ra đời, triết lý, và nguyên tắc thiết kế kể trên, Kiến trúc Parametricisim đã tụ hội thành một phong cách lớn.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến phê bình về phong cách Parametricism, nhất là sau tuyên bố quá khích của Schumacher, tiêu biểu phải kể đến Mark Wigley, ông đã cho rằng Parametricism chưa đủ độ phong cách lớn, và chưa đủ khả năng để kham nổi một cách phổ quát các vấn đề về hình thức, công năng, thẩm mỹ, và môi trường bền vững mà những KTS trên thế giới đã và đang thiết kế trong những năm gần đây. Neil Leach đã phát hiện kỹ thuật của máy tính không thể đáp ứng được giá trị thẩm mỹ vì quy trình thiết kế dựa vào chương trình và được thực hiện bằng máy tính. Và không có sự khác biệt giữa các kỹ xảo thuật toán trong Grasshopper, RhinoScript, hay Melscript và kỹ thuật tham số trong CATIA hay Revit, cũng như cũng không có gì khác biệt giữa quy trình kỹ thuật thuật toán hay tham số, kỹ thuật mô hình, và hình thức trước khi tạo dựng trên máy tính. Theo đó, Daniel Davies đã cho thấy sự mâu thuẫn trong tên gọi Parametricism. Đây chỉ là thuật ngữ thông dụng giống như “orthogonality”- tính trực giao, hay “parallelism” – tính tương đương trong toán học, nên cách gọi Parametricism không thể đại diện cho một khuynh hướng hay một phong cách vĩ đại sau thuật ngữ Modernism.

Mặt bằng tổng thể Kartal–Pendik, Zaha Hadid Architects, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, 2006.

Theo Heinrich Hübsch, trong tác phẩm In What Style Should We Build? [7], phong cách được định nghĩa có tính riêng biệt, được hưởng ứng trong một giai đoạn, và hình thành từ khí hậu, vật liệu, và kỹ thuật xây dựng. Phương châm thiết kế Parametricism loại bỏ yếu tố văn hóa, chính trị, và xã hội ra khỏi con người và nơi chốn công trình. Như thế, kiến trúc Parametricism bị tách ra khỏi bối cảnh vị trí xây dựng và rơi vào nan đề mà kiến trúc Hiện đại đã khủng hoảng: Kiến trúc không có tính duy nhất, mặc dù tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc thứ bậc về công năng, hình thức, và thẩm mỹ trừu tượng. Parametricism được khẳng định tại vị trí xây dựng, chứ không thuộc về vị trí xây dựng. Sử dụng vật liệu rất hạn chế vì hình thức bị biến dạng và bề mặt mượt mà cao, dẫn đến thiết kế và xây dựng rất tốn kém. Điều quan trọng là, Parametricism đã loại bỏ tính sử của nơi chốn. Đúng hơn là loại bỏ tính đa nguyên (Plurality) trong Kiến trúc. Hình thành từ sự chuyển biến lịch sử, Kiến trúc sẽ nối kết trực tiếp đến văn hóa và xã hội của nơi chốn ấy, như Andrew Leach đã đề cập trong What is Architectural History [8]. Kiến trúc với tư cách hiện thân con người phải là một đối tượng lịch sử tròn đầy các yếu tố vật lý, văn hóa, xã hội, và môi trường. Một đối tượng “nhập nhằng và mâu thuẫn” [9] như KTS Hậu Hiện đại Robert Venturi đã lý luận trong tác phẩm Complexity and Contradiction in Architecture. Theo đó, Parametricism xem như là phong cách kiến trúc Patrick Schumacher (Schumacherism), hay phong cách Zaha Hadid (Hadidism) [Hình 2]. Nếu khái quát hơn, có thể gọi là phong cách quốc tế kỹ thuật số. Phong cách Parametricism (theo cách gọi của Schumacher) chỉ là một trong số những thiết kế, những sản phẩm của công nghệ và cơ giới hóa, tiếp cận Kiến trúc, như Kiến trúc Biomorphic, Kiến trúc Bio-mimicry, Kiến trúc Biophilic, … nhằm giải quyết nhu cầu nội tại con người, xã hội, và bảo vệ môi trường bền vững, mà chưa kể đến tính cấu-thành của nơi chốn xây dựng trong thiết kế.

Thay lời kết

Thời nay, thời đại tự do tư duy và tự do diễn đạt, sự hỗ trợ của công cụ thiết kế công nghệ cao đã giúp Kiến trúc Parametricism đáp ứng được thách thức mới trong thời đại hệ thống xã hội mạng. Parametricism là bước tiếp của Kiến trúc Hiện đại, mang trong mình những đặc điểm lai hóa của chuyển tiếp trước đó Kiến trúc Hậu-Hiện đại và Kiến trúc Kiến trúc kiến tạo cơ cấu. Thuật ngữ Parametricism được nâng cấp lên từ Parametric Design, có lẽ, xuất phát từ một giấc mơ của Patrik Schumacher về một lý thuyết thiết kế thống nhất trên máy tính dựa vào các thông số. Dù sao đi nữa, phong cách Paramericism, phong cách kiến trúc lý tính mới, cho đến nay, có thể nói đã trở thành điểm kết trong lịch sử về phong cách kiến trúc từ Gothic đến Phục hưng, Baroque, Lịch sử, Art Nouveau, Biểu hiện, và đến Hiện đại. Tuy nhiên, không có gì mãi mãi đúng trong kiến trúc như Le Corbusier vĩ đại đã từng nói vào lúc cuối đời: “Life is right and the architect is wrong” (tạm dịch, “Cuộc sống thì luôn đúng, chỉ có KTS sai lầm”). Có thể một ngày nào đó, sẽ có một phong cách kiến trúc khác đủ tầm vóc hơn, có phương pháp và lý luận mạnh mẽ hơn, xuất hiện trong tương lai. Và sau cùng, để trở thành phong cách của thời đại, Parametricism, trước hết, trở thành phong cách quốc tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Patrik Schumacher. Parametricism as Style – Parametricist Manifesto (2008), http://www.patrikschumacher.com/, đăng nhập ngày 6/10, 2018.
  2. Patrik Schumacher. Parametricism – A New Global Style for Architecture and Urban Design, Tạp chí AD, Vol 79, No.4, Tháng 7/8/2009, 14-23.
  3. Patrik Schumacher. The Autopoiesis of Architecture, Volume 1, A New Framework for Architecture (New York: John Wiley & Sons, 2010).
  4. Selin Oktan và Serbulent Vural. Parametricism: A Style or A Metheod, https://www.researchgate.net/profile/Selin_Oktan/publication/320987351_PARAMETRICISM_A_STYLE_OR_A_METHOD/links/5a05a261458515eddb87f5b8/PARAMETRICISM-A-STYLE-OR-A-METHOD.pdf?origin=publication_detail, đăng nhập ngày 8/10, 2018.
  5. Patrik Schumacher. In Which Style We Should Build? (2015),
    http://www.patrikschumacher.com/Texts/In%20Which%20Style%20Should%20We%20Build.html, đăng nhập ngày 8/10,2018
  6. Cyril M. Harris. The visual dictionary of architecture (London: Mc Graw-Hill, 2006).
  7. Wolfgang Herrmann dịch. In what style should we build? – The German debate on Architectural style. (Santa Monica: The Getty Center, 1992).
  8. Andrew Leach. What is Architectural History? (Cambridge: Polity Press, 2010), 9-36; 44-52
  9. Robert Venturi. Complexity and Contradiction In Architecture (New Jersey: Princeton University Press, 1977)
    Hình 1: https://www.google.com/search?q=galaxy+soho&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwimhY6B7-HcAhXDb30KHSY2DPIQ_AUICigB&biw=1922&bih=966#imgdii=ayIOKdMJMq-FrM:&imgrc=jbk9Xg0yKaOVdM:
    Hình 2: Patrik Schumacher. “Digital Cities”, Parametricism – A New Global Style for Architecture and Urban Design, Tạp chí AD, Vol 79, No.4, Tháng 7/8/2009, 14-23.

TS.KTS Trần Minh Đức
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 07-2018)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét