(Xây dựng) - Mỗi năm các KTS ra trường không phải ít, nhưng tình trạng thiếu KTS và “họa viên kiến trúc” vẫn luôn là vấn đề nóng bỏng. Bởi lẽ các KTS không làm tốt được công việc của họa viên, mà họa viên thì lại không có nhiều cơ sở đào tạo một cách chính quy bài bản. Về mảng lý luận phê bình thì như một vườn hoa khoe sắc, ngoài những nhà nghiên cứu chuyên môn rất bài bản và tâm huyết, thì hầu như trăm hoa đua nở, ai cũng có thể “phê bình” dù có cơ sở lý luận hay không.

Hơn nữa, cần nhìn nhận là không phải tất cả KTS được đào tạo trong các trường Kiến trúc hiện nay đều sẽ hành nghề thiết kế kiến trúc. KTS sau khi tốt nghiệp ra trường có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực như thiết kế, thi công, nghiên cứu, giảng dạy, quản lý dự án quy hoạch - kiến trúc… Trong khi đó hầu như tất cả đều được đào tạo theo một giáo trình, một nội dung, một phương thức… Nói chung là đào tạo hàng loạt một cách giống nhau để cho nhiều những công việc khác nhau. Chưa có cơ sở nào đào tạo một cách chuyên biệt và bài bản cho nhiều hướng hoạt động như thực tế yêu cầu, ngay cả ở lĩnh vực lý luận - phê bình kiến trúc cũng vậy.

Nên chăng, cần nghiên cứu hệ thống đào tạo KTS theo hướng chuyên biệt. Việc lựa chọn đi sâu vào mảng nào được xem xét dựa trên cơ sở năng lực và kết quả học tập của sinh viên trong giai đoạn trước. Ví dụ như quá trình đào tạo chuyên biệt sẽ cho ra đời các KTS thực hành, kỹ thuật viên kiến trúc, KTS chủ trì, KTS nội thất, các KTS chuyên ngành lý luận phê bình, nghiên cứu khoa học…

Để phục vụ cho công tác sáng tác kiến trúc hay chủ trì các dự án, tham gia và chủ trì các đề tài nghiên cứu… sẽ là hướng đào tạo chuyên sâu cho các KTS ý tưởng (KTS công trình, KTS quy hoạch, KTS nội thất, KTS phong cảnh…) hay KTS chủ trì, quản lý dự án. Ngoài các kỹ năng cơ bản như KTS thực hành, KTS chủ trì cần có khả năng sáng tác tốt, có tư duy logic và khả năng phân tích tổng hợp. Dĩ nhiên với mỗi hướng chuyên sâu như vậy sẽ phải điều chỉnh nội dung và thời lượng chương trình đào tạo cho phù hợp. Sau khi kết thúc giai đoạn cơ sở và cơ bản, có thể đánh giá được năng lực của sinh viên để có hướng đào tạo chuyên sâu phù hợp, sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Từ đây, chúng ta cũng có thể thấy một hướng đi mới để đào tạo bài bản cho các KTS chuyên ngành lý luận phê bình kiến trúc. Bởi như các ngành nghệ thuật khác - các nhà lý luận phê bình văn học nghệ thuật đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công hay hướng đi của nền nghệ thuật nước nhà. Lẽ đương nhiên, KTS được đào tạo bài bản chuyên ngành lý luận phê bình phải có thềm kiến thức và khả năng sáng tác thiết kế, vì lý luận bao giờ cũng phải đi đôi với thực hành.

ThS.KTS Nguyễn Bích Hoàn
Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM


Hướng đi mới cho đào tạo KTS chuyên ngành lý luận - phê bình kiến trúc

(Xây dựng) - Mỗi năm các KTS ra trường không phải ít, nhưng tình trạng thiếu KTS và “họa viên kiến trúc” vẫn luôn là vấn đề nóng bỏng. Bởi lẽ các KTS không làm tốt được công việc của họa viên, mà họa viên thì lại không có nhiều cơ sở đào tạo một cách chính quy bài bản. Về mảng lý luận phê bình thì như một vườn hoa khoe sắc, ngoài những nhà nghiên cứu chuyên môn rất bài bản và tâm huyết, thì hầu như trăm hoa đua nở, ai cũng có thể “phê bình” dù có cơ sở lý luận hay không.

Hơn nữa, cần nhìn nhận là không phải tất cả KTS được đào tạo trong các trường Kiến trúc hiện nay đều sẽ hành nghề thiết kế kiến trúc. KTS sau khi tốt nghiệp ra trường có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực như thiết kế, thi công, nghiên cứu, giảng dạy, quản lý dự án quy hoạch - kiến trúc… Trong khi đó hầu như tất cả đều được đào tạo theo một giáo trình, một nội dung, một phương thức… Nói chung là đào tạo hàng loạt một cách giống nhau để cho nhiều những công việc khác nhau. Chưa có cơ sở nào đào tạo một cách chuyên biệt và bài bản cho nhiều hướng hoạt động như thực tế yêu cầu, ngay cả ở lĩnh vực lý luận - phê bình kiến trúc cũng vậy.

Nên chăng, cần nghiên cứu hệ thống đào tạo KTS theo hướng chuyên biệt. Việc lựa chọn đi sâu vào mảng nào được xem xét dựa trên cơ sở năng lực và kết quả học tập của sinh viên trong giai đoạn trước. Ví dụ như quá trình đào tạo chuyên biệt sẽ cho ra đời các KTS thực hành, kỹ thuật viên kiến trúc, KTS chủ trì, KTS nội thất, các KTS chuyên ngành lý luận phê bình, nghiên cứu khoa học…

Để phục vụ cho công tác sáng tác kiến trúc hay chủ trì các dự án, tham gia và chủ trì các đề tài nghiên cứu… sẽ là hướng đào tạo chuyên sâu cho các KTS ý tưởng (KTS công trình, KTS quy hoạch, KTS nội thất, KTS phong cảnh…) hay KTS chủ trì, quản lý dự án. Ngoài các kỹ năng cơ bản như KTS thực hành, KTS chủ trì cần có khả năng sáng tác tốt, có tư duy logic và khả năng phân tích tổng hợp. Dĩ nhiên với mỗi hướng chuyên sâu như vậy sẽ phải điều chỉnh nội dung và thời lượng chương trình đào tạo cho phù hợp. Sau khi kết thúc giai đoạn cơ sở và cơ bản, có thể đánh giá được năng lực của sinh viên để có hướng đào tạo chuyên sâu phù hợp, sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Từ đây, chúng ta cũng có thể thấy một hướng đi mới để đào tạo bài bản cho các KTS chuyên ngành lý luận phê bình kiến trúc. Bởi như các ngành nghệ thuật khác - các nhà lý luận phê bình văn học nghệ thuật đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công hay hướng đi của nền nghệ thuật nước nhà. Lẽ đương nhiên, KTS được đào tạo bài bản chuyên ngành lý luận phê bình phải có thềm kiến thức và khả năng sáng tác thiết kế, vì lý luận bao giờ cũng phải đi đôi với thực hành.

ThS.KTS Nguyễn Bích Hoàn
Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét