Đaị biểu Quốc hội Nguyễn Việt Dũng cho rằng Văn phòng Kiến trúc sư trưởng phải là "nơi quyết định cái hồn của đô thị".

Sáng 8/11, thảo luận về dự án Luật Kiến trúc, đại biểu Phan Viết Lượng cho rằng đây là lĩnh vực tạo nên bộ mặt đô thị, tuy nhiên trong thời gian dài qua, kiến trúc Việt Nam không được quản lý, điều chỉnh kịp thời nên đã phát sinh nhiều bất cập.

"Cứ nhìn vào nhà ống từ Nam chí Bắc, rồi môi trường cảnh quan tại các đô thị bị phá vỡ..., thì thấy đã tới lúc báo động về kiến trúc và cần một luật quy định, quản lý chung lĩnh vực này", ông Lượng nói.

Đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Kiến trúc, song đại biểu Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP HCM đánh giá dự thảo còn mờ nhạt, chưa có ý đặc sắc. Theo ông, luật Kiến trúc phải bảo vệ được di sản kiến trúc hiện có, đồng thời phát huy được quyền tự do, sáng tạo của kiến trúc sư.

Ông Dũng đặt vấn đề "có nên khôi phục kiến trúc sư trưởng của đô thị, lập văn phòng kiến trúc sư trưởng hay không?". Theo ông, Văn phòng kiến trúc sư trưởng sẽ là nơi đảm bảo về chuyên môn và kiến trúc sư trưởng là "nhạc trưởng xác định cái hồn của đô thị"; điều này hoàn toàn khác với chức năng, nhiệm vụ của Sở quy hoạch kiến trúc, nơi thực hiện quản lý nhà nước, cấp phép.

"Tôi cho rằng cái hồn của đô thị phải do Văn phòng kiến trúc sư trưởng quyết định. Trong đô thị lớn thì vùng nào là vùng bảo tồn giá trị truyền thống, vùng nào phát triển hiện đại phải xác định rõ. Hiện không còn Văn phòng kiến trúc sư trưởng nên kiến trúc xây dựng lung tung", ông Dũng nói và đề xuất ban soạn thảo nghiên cứu thêm vấn đề này.


Đại biểu Nguyễn Việt Dũng phát biểu tại tổ sáng 8/11. Ảnh: HT

Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP HCM cho biết, khi đi Israrel, ông thấy nước này có mô hình Uỷ ban 3 người quyết định kiến trúc quy hoạch, trong đó "chỉ một ông nhà nước, hai ông còn lại là thuộc tổ chức xã hội".

"Khi có vấn đề gì thì Uỷ ban sẽ phân tích, thảo luận rồi bỏ phiếu, đủ hai phiếu đồng thuận sẽ làm theo phương án đó", ông nói và cho rằng, nếu có Văn phòng kiến trúc sư trưởng thì sẽ giúp tiếp nhận tiếng nói cộng đồng, thể hiện mong muốn của người dân.

Ai cấp giấy chứng nhận không vi phạm đạo đức?

Đại biểu Nguyễn Việt Dũng cũng cho rằng, thủ tục cấp phép hành nghề kiến trúc sư trưởng theo dự thảo Luật "quá phức tạp". Theo điều 22 thì đăng ký chứng chỉ hành nghề có nhiều giấy phép con, ngoài bằng cấp phải có giấy chứng nhận được đào tạo phát triển nghề nghiệp liên tục, có giấy chứng nhận đã thi đạt kết quả sát hạch, có giấy chứng nhận không vi phạm đạo đức...

Ông Dũng đề nghị chỉ cần sát hạch nghề nghiệp là đủ, không cần quan tâm người đó học ở đâu vì xu thế 4.0 là học suốt đời, học online nên không cần đến trường lớp.

"Nếu theo dự thảo thì ai sẽ cấp giấy chứng nhận không vi phạm đạo đức? Thời hiệu vi phạm của mỗi người được tính như thế nào? Chẳng lẽ nếu vi phạm cách đây 10 năm thì cả cuộc đời người ta không được cấp giấy chứng nhận hành nghề kiến trúc sư", ông Dũng nói và cho rằng quy định này rất mơ hồ, khi triển khai sẽ khó khăn nên ông đề nghị ban soạn thảo xem lại.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng băn khoăn về quy định Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư vì thông thường trong luật chỉ quy định đến Bộ, UBND cấp tỉnh. "Thực tế nhiều tỉnh, thành đang sáp nhập các sở với nhau, trong khi dự luật quy định cụ thể Sở Xây dựng có vướng không? Nên chăng ghi trong luật là UBND cấp tỉnh giao chức năng cấp chứng chỉ cho cơ quan có thẩm quyền là đủ", ông Hải đề xuất.


Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu tại tổ Hà Nội sáng 8/11. Ảnh: Võ Hải

Đại biểu Phan Viết Lượng cũng cho rằng dự luật đang nặng về hành chính khi đưa ra nhiều quy định thủ tục phiền hà và đề cập quá nhiều đến đạo đức nghề nghiệp. Chẳng hạn, quy định 3 năm hành nghề kiến trúc mới được cấp chứng chỉ là không khả thi, cứng nhắc.

"Kiến trúc là sáng tạo không phải nhiều năm kinh nghiệm là làm đẹp được ngay, có những người vừa ra trường nhưng tính sáng tạo cao họ vẫn thiết kế ra các công trình đẹp. Nếu quy định cứng 3 năm mới được cấp chứng chỉ hành nghề sẽ không phù hợp với đặc thù lĩnh vực này", ông Lượng nêu quan điểm.

Thay vì cấp chứng chỉ hành nghề, ông Lượng cho rằng, dự luật nên quy định chặt hơn điều kiện như thế nào thì được hành nghề kiến trúc; bổ sung quy định những người không được hành nghề, căn cứ vào đó sẽ hậu kiểm.

Đây là lần đầu tiên Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Kiến trúc. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ còn dành một buổi làm việc (ngày 14/11) để thảo luận tại hội trường về dự Luật này.

Năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng quyết định áp dụng thí điểm mô hình KTST TP ở Hà Nội và TP HCM.

Theo đó, KTST có chức năng giúp UBND TP quản lý xây dựng theo quy hoạch, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND TP và chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Sau 10 năm thí điểm, mô hình KTST đã kết thúc hoạt động tại Hà Nội vào năm 2002, TP HCM năm 2003.


Theo Hoàng Thuỳ - Anh Minh - Võ Hải/VnExpress.net

Đề xuất khôi phục kiến trúc sư trưởng ở đô thị

Đaị biểu Quốc hội Nguyễn Việt Dũng cho rằng Văn phòng Kiến trúc sư trưởng phải là "nơi quyết định cái hồn của đô thị".

Sáng 8/11, thảo luận về dự án Luật Kiến trúc, đại biểu Phan Viết Lượng cho rằng đây là lĩnh vực tạo nên bộ mặt đô thị, tuy nhiên trong thời gian dài qua, kiến trúc Việt Nam không được quản lý, điều chỉnh kịp thời nên đã phát sinh nhiều bất cập.

"Cứ nhìn vào nhà ống từ Nam chí Bắc, rồi môi trường cảnh quan tại các đô thị bị phá vỡ..., thì thấy đã tới lúc báo động về kiến trúc và cần một luật quy định, quản lý chung lĩnh vực này", ông Lượng nói.

Đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Kiến trúc, song đại biểu Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP HCM đánh giá dự thảo còn mờ nhạt, chưa có ý đặc sắc. Theo ông, luật Kiến trúc phải bảo vệ được di sản kiến trúc hiện có, đồng thời phát huy được quyền tự do, sáng tạo của kiến trúc sư.

Ông Dũng đặt vấn đề "có nên khôi phục kiến trúc sư trưởng của đô thị, lập văn phòng kiến trúc sư trưởng hay không?". Theo ông, Văn phòng kiến trúc sư trưởng sẽ là nơi đảm bảo về chuyên môn và kiến trúc sư trưởng là "nhạc trưởng xác định cái hồn của đô thị"; điều này hoàn toàn khác với chức năng, nhiệm vụ của Sở quy hoạch kiến trúc, nơi thực hiện quản lý nhà nước, cấp phép.

"Tôi cho rằng cái hồn của đô thị phải do Văn phòng kiến trúc sư trưởng quyết định. Trong đô thị lớn thì vùng nào là vùng bảo tồn giá trị truyền thống, vùng nào phát triển hiện đại phải xác định rõ. Hiện không còn Văn phòng kiến trúc sư trưởng nên kiến trúc xây dựng lung tung", ông Dũng nói và đề xuất ban soạn thảo nghiên cứu thêm vấn đề này.


Đại biểu Nguyễn Việt Dũng phát biểu tại tổ sáng 8/11. Ảnh: HT

Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP HCM cho biết, khi đi Israrel, ông thấy nước này có mô hình Uỷ ban 3 người quyết định kiến trúc quy hoạch, trong đó "chỉ một ông nhà nước, hai ông còn lại là thuộc tổ chức xã hội".

"Khi có vấn đề gì thì Uỷ ban sẽ phân tích, thảo luận rồi bỏ phiếu, đủ hai phiếu đồng thuận sẽ làm theo phương án đó", ông nói và cho rằng, nếu có Văn phòng kiến trúc sư trưởng thì sẽ giúp tiếp nhận tiếng nói cộng đồng, thể hiện mong muốn của người dân.

Ai cấp giấy chứng nhận không vi phạm đạo đức?

Đại biểu Nguyễn Việt Dũng cũng cho rằng, thủ tục cấp phép hành nghề kiến trúc sư trưởng theo dự thảo Luật "quá phức tạp". Theo điều 22 thì đăng ký chứng chỉ hành nghề có nhiều giấy phép con, ngoài bằng cấp phải có giấy chứng nhận được đào tạo phát triển nghề nghiệp liên tục, có giấy chứng nhận đã thi đạt kết quả sát hạch, có giấy chứng nhận không vi phạm đạo đức...

Ông Dũng đề nghị chỉ cần sát hạch nghề nghiệp là đủ, không cần quan tâm người đó học ở đâu vì xu thế 4.0 là học suốt đời, học online nên không cần đến trường lớp.

"Nếu theo dự thảo thì ai sẽ cấp giấy chứng nhận không vi phạm đạo đức? Thời hiệu vi phạm của mỗi người được tính như thế nào? Chẳng lẽ nếu vi phạm cách đây 10 năm thì cả cuộc đời người ta không được cấp giấy chứng nhận hành nghề kiến trúc sư", ông Dũng nói và cho rằng quy định này rất mơ hồ, khi triển khai sẽ khó khăn nên ông đề nghị ban soạn thảo xem lại.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng băn khoăn về quy định Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư vì thông thường trong luật chỉ quy định đến Bộ, UBND cấp tỉnh. "Thực tế nhiều tỉnh, thành đang sáp nhập các sở với nhau, trong khi dự luật quy định cụ thể Sở Xây dựng có vướng không? Nên chăng ghi trong luật là UBND cấp tỉnh giao chức năng cấp chứng chỉ cho cơ quan có thẩm quyền là đủ", ông Hải đề xuất.


Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu tại tổ Hà Nội sáng 8/11. Ảnh: Võ Hải

Đại biểu Phan Viết Lượng cũng cho rằng dự luật đang nặng về hành chính khi đưa ra nhiều quy định thủ tục phiền hà và đề cập quá nhiều đến đạo đức nghề nghiệp. Chẳng hạn, quy định 3 năm hành nghề kiến trúc mới được cấp chứng chỉ là không khả thi, cứng nhắc.

"Kiến trúc là sáng tạo không phải nhiều năm kinh nghiệm là làm đẹp được ngay, có những người vừa ra trường nhưng tính sáng tạo cao họ vẫn thiết kế ra các công trình đẹp. Nếu quy định cứng 3 năm mới được cấp chứng chỉ hành nghề sẽ không phù hợp với đặc thù lĩnh vực này", ông Lượng nêu quan điểm.

Thay vì cấp chứng chỉ hành nghề, ông Lượng cho rằng, dự luật nên quy định chặt hơn điều kiện như thế nào thì được hành nghề kiến trúc; bổ sung quy định những người không được hành nghề, căn cứ vào đó sẽ hậu kiểm.

Đây là lần đầu tiên Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Kiến trúc. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ còn dành một buổi làm việc (ngày 14/11) để thảo luận tại hội trường về dự Luật này.

Năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng quyết định áp dụng thí điểm mô hình KTST TP ở Hà Nội và TP HCM.

Theo đó, KTST có chức năng giúp UBND TP quản lý xây dựng theo quy hoạch, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND TP và chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Sau 10 năm thí điểm, mô hình KTST đã kết thúc hoạt động tại Hà Nội vào năm 2002, TP HCM năm 2003.


Theo Hoàng Thuỳ - Anh Minh - Võ Hải/VnExpress.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét